Thẻ Căn Cước Công Dân – 12 điều người dân nên biết

Căn cước công dân (viết tắt: CCCD) là một trong những loại giấy tờ tùy thân chính của công dân Việt Nam. Đây là hình thức mới của giấy chứng minh nhân dân, bắt đầu cấp phát và có hiệu lực từ năm 2016. Theo Luật căn cước công dân 2014, người từ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ căn cước công dân. Theo wiki

Việc cấp đổi CCCD hàng loạt kết hợp với một vài nguyên nhân khách quan gây không ít khó khăn cho người dân, đặc biệt là những người có CMND hết hạn. Thời gian chờ cấp CCCD có thể kéo dài nhiều tháng.

Mã số in trên thẻ CCCD sẽ không bao giờ thay đổi, kể cả người dân có cấp lại do mất, hay thay đổi thông tin Hộ khẩu thường trú.

1. Đối tượng được cấp thẻ Căn cước công dân

Theo Luật Căn cước công dân 2014, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên được cấp thẻ Căn cước công dân (khoản 1 Điều 19).

Thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi (Điều 21). Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 02 năm trước tuổi quy định thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Ngoài ra, những ai đã có Chứng minh nhân dân, thẻ CCCD mã vạch được đổi sang thẻ CCCD gắn chip khi có yêu cầu hoặc khi thẻ cũ hết hạn…

2. Số Căn cước công dân chính là mã định danh cá nhân

Số thẻ căn CCCD12 số. Đây chính là mã định danh cá nhân của mỗi cá nhân. Mã này gắn liền với cá nhân từ khi sinh ra cho đến khi cá nhân chết đi, không thay đổi và trùng lặp với bất cứ người nào khác.

Mã định danh cá nhân được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, dùng để kết nối, cập nhật chia sẻ khai thác thông tin của công dân.

3. Mẫu thẻ CCCD mã vạch và gắn chip khác nhau

Mẫu thẻ Căn cước công dân mã vạch và gắn chip khác nhau
Mẫu thẻ Căn cước công dân mã vạch và gắn chip khác nhau
Mẫu thẻ Căn cước công dân gắn chip
Mẫu thẻ CCCD gắn chip

4. Căn cước công dân có thể sử dụng thay thế hộ chiếu

Theo Điều 20 Luật CCCD 2014:

Thẻ CCCD được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.

Vậy, trong một số trường hợp, thẻ CCCD hoàn toàn thay thế được hộ chiếu.

5. Nhiều trường hợp được miễn, không phải nộp lệ phí CCCD

Theo Điều 5 Thông tư 59/2019/TT-BTC, công dân từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân lần đầu không phải nộp lệ phí. Quy định này cũng áp ụng với công dân đổi thẻ Căn cước công dân trong các trường hợp sau:

+ Công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi;

+ Cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định nêu trên (từ đủ 23 tuổi, đủ 38 tuổi và đủ 58 tuổi);

+ Đổi thẻ Căn cước công dân khi có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân do lỗi của cơ quan quản lý căn cước công dân.

Bên cạnh đó, các trường hợp được miễn lệ phí làm CCCD dân bao gồm:

– Đổi thẻ CCCD khi Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính;

– Đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân là bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con dưới 18 tuổi của thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; công dân thường trú tại các xã biên giới; công dân thường trú tại các huyện đảo; người dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; công dân thuộc hộ nghèo;

Có nên làm giả CCCD Không ?

Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân là những giấy tờ tùy thân quan trọng và chỉ được cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền. Hành vi làm Căn cước công dân giả trái pháp luật có thể bị phạt hành chính hoặc xử lý hình sự với mức phạt lên tới 07 năm tù.

Chúng tôi không chấp nhận làm giả căn cước công dân dù bất cứ trường hợp nào tham khảo