Công Nghệ Môi Trường

Công nghệ môi trường, công nghệ xanh, hoặc công nghệ sạch là sự ứng dụng khoa học môi trường, hóa học xanh, quan trắc môi trường, sử dụng các thiết bị điện tử để theo dõi, mô hình hóa và giữ cho môi trường tự nhiên và các nguồn tài nguyên thiên nhiên ít bị ảnh hưởng do những tác động tiêu cực của con người. Thuật ngữ này cũng được dùng để mô tả công nghệ sản xuất năng lượng bền vững như điện mặt trời, Turbine gió, Bioreactor.v.v. Phát triển bền vững là cốt lõi của Công nghệ môi trường. Công nghệ môi trường còn được dùng để mô tả các thiết bị điện tử chuyên hỗ trợ quản lý bền vững các nguồn tài nguyên.

Công nghệ môi trường là gì
Công nghệ môi trường là gì

Cùng với tốc độ công nghiệp hóa toàn cầu, tình trạng ô nhiễm, biến đổi khí hậu ngày càng trở nên nặng nề. Vì vậy, bảo vệ môi trường đang là một đề tài nóng thu hút sự quan tâm của toàn nhân loại. Dẫn đến, ngành Công nghệ Môi trường ra đời và nhận được sự quan tâm của nhiều sinh viên. Đặc biệt, Canada là nơi thực sự quan tâm và đầu tư vào việc nâng cao chất lượng đào tạo của ngành học này.

Công nghệ môi trường là gì

Công nghệ môi trường là ngành học nghiên cứu và ứng dụng những kiến thức, biện pháp hoá học, hóa lý, sinh học nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các chất độc hại phát sinh từ quá trình sản xuất và hoạt động của con người.

Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường đang hiện diện khắp nơi, từ thành thị đến nông thôn. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề nóng và nhận được sự quan tâm của xã hội nhằm “Hướng tới cuộc sống phát triển bền vững”. Để thực hiện được điều này đòi hỏi nguồn nhân lực ngành môi trường với trình độ chuyên môn cao và tâm huyết.

Công nghệ kỹ thuật môi trường là ngành học về công nghệ và kỹ thuật nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu, thu hồi, tái chế, tái sử dụng chất thải và xử lý nước cấp, nước thải, khí thải và chất thải rắn thông qua các biện pháp lý-hóa-sinh; phân tích chất lượng môi trường và đưa ra các giải pháp quản lý, góp phần bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững.

HỌC CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG RA TRƯỜNG LÀM GÌ, Ở ĐÂU?
HỌC CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG RA TRƯỜNG LÀM GÌ, Ở ĐÂU?

Tổ hợp xét tuyển:

  • A00 – Toán, Vật lí, Hóa học
  • A01 – Toán, Vật lí, Tiếng Anh
  • D07 – Toán, Hóa học, Tiếng Anh
  • B00 – Toán, Hóa học, Sinh học

Kiến thức cơ sở ngành – chuyên ngành điển hình

  • Hóa môi trường
  • Biến đổi khí hậu
  • Công nghệ môi trường
  • Xử lý số liệu trong môi trường
  • Kỹ thuật phân tích môi trường
  • Quan trắc môi trường
  • Năng lượng và phát triển bền vững
  • Kỹ thuật xử lý nước cấp và nước thải
  • Xử lý khí thải
  • Sản xuất sạch hơn và ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp
  • Đánh giá tác động môi trường
  • Chất thải rắn và chất thải nguy hại
  • Xây dựng và quản lý dự án môi trường

HỌC CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG RA TRƯỜNG LÀM GÌ, Ở ĐÂU?

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ môi trường có thể đảm nhiệm các vị trí tại:

  • Các cơ quan phụ trách công tác quản lý môi trường như: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công thương, Chi cục Bảo vệ Môi trường, Chi cục Quản lý môi trường biển và hải đảo, Công ty Môi trường đô thị, Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố, thị xã, huyện…
  • Phụ trách công tác kiểm soát, quản lý môi trường, an toàn môi trường lao động, vận hành hệ thống xử lý chất thải tại các công ty, nhà máy sản xuất, xí nghiệp, Ban quản lý khu công nghiệp.
  • Giảng dạy các môn học chuyên ngành Công nghệ môi trường tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề.
  • Các cơ quan nghiên cứu về môi trường: Viện nghiên cứu, các trung tâm, các trường Đại học
  • Quản trị các dự án về bảo vệ môi trường, quy hoạch môi trường, quan trắc chất lượng môi trường, đánh giá tác động môi trường…
  • Các Công ty tư vấn môi trường, thiết kế hệ thống xử lý chất thải, cung cấp dịch vụ môi trường
  • Sinh viên sau khi ra trường có thể tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn tại các đơn vị đào tạo sau đại học.

Danh sách các trường đại học đào tạo ngành Công nghệ Môi Trường

Kỹ thuật Môi trường

Đào tạo Kỹ sư Môi trường hệ 5 năm. Chương trình này trang bị cho sinh viên các kiến thức rộng về các chuyên môn trong lĩnh vực môi trường thông qua đào tạo lý thuyết chuyên sâu, chú trọng đào tạo thực hành các lĩnh vực hóa học, sinh học trong kỹ thuật môi trường, và tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải, nước cấp, chất thải rắn, khí thải, tiếng ồn, kiểm soát ô nhiễm môi trường công – nông nghiệp, độc học môi trường, quản lý chất lượng môi trường, quan trắc môi trường, đánh giá tác động môi trường, ứng dụng công nghệ thông tin địa lý trong môi trường.

  1. Trường Đại học Xây dựng: Công nghệ môi trường; Quản lý môi trường; Kỹ thuật Môi trường (Viện khoa học kỹ thuật môi trường).
  2. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội: Công nghệ môi trường; Quản lý môi trường.
  3. Học viện Kỹ thuật Quân sự: Công nghệ môi trường; Phòng chống vũ khí NBC.
  4. Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng: Công nghệ môi trường; Quản lý môi trường.
  5. Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh: Công nghệ môi trường; Quản lý môi trường.
  6. Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Thái Nguyên: Công nghệ môi trường; Quản lý môi trường.
  7. Trường Đại học Cần Thơ: Kỹ thuật môi trường (4 năm)
  8. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội: Công nghệ kỹ thuật môi trường; Khoa học Môi trường; Khoa học đất; (4 năm)

Công nghệ Kỹ thuật môi trường

Đào tạo Cử nhân Công nghệ Kỹ thuật môi trường hoặc Kỹ sư thực hành hệ 4 năm. Chương trình này trang bị cho sinh viên các kiến thức về khoa học cơ bản và cơ sở của các ngành hóa học, sinh học và xây dựng. Trên cơ sở đó, trong phần chuyên ngành sinh viên được trang bị các kiến thức sâu về các chất thải công nghiệp và dân dụng, các quy trình công nghệ hóa – sinh học và các thiết bị xử lý chất thải.

  1. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội: Khoa học Môi trường, Công nghệ kỹ thuật môi trường, Môi trường và Phát triển bền vững,
  2. Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
  3. Trường Đại học Thủy Lợi
  4. Học viện Nông nghiệp Việt Nam:
  5. Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
  6. Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam
  7. Trường Đại học Giao thông vận tải:
  8. Trường Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội:
  9. Trường Đại học Văn Lang
  10. Trường Đại học Điện lực:
  11. Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp:
  12. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội:
  13. Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh:
  14. Trường Đại học Công nghiệp Việt Hung:
  15. Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì:
  16. Trường Đại học Sao Đỏ
  17. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
  18. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định
  19. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
  20. Trường Đại học Công nghiệp Vinh
  21. Trường Đại học Nha Trang
  22. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh
  23. Trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh
  24. Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
  25. Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh
  26. Trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
  27. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
  28. Trường Đại học Trần Đại Nghĩa
  29. Trường Đại học Tôn Đức Thắng
  30. Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
  31. Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn
  32. Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An
  33. Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Bình Dương
  34. Trường Đại học Lạc Hồng
  35. Trường Sĩ quan Phòng hóa