Đại Học Chính Quy

Đại học hệ chính quy là hệ đào tạo tập trung dành cho các thí sinh đạt kết quả tốt nhất ở các kỳ thi tuyển sinh chính thức hằng năm của các trường đại học trên toàn quốc. Các học sinh này phải tham gia thi và đỗ vào một trường đại học nào đó. Đại học chính quy học theo hình thức tập trung trên lớp (sáng hoặc chiều). Chương trình học và các hoạt động khác được nhà trường quy định.

Đại học Chính Quy -daihocchinhquy
Đại học Chính Quy –daihocchinhquy

Chương trình giáo dục đại học chính quy

Đại học hệ chính quy là hệ đào tạo tập trung dành cho các thí sinh đã trải qua kỳ thi tuyển sinh chính thức hằng năm của các trường trên toàn quốc, những thí sinh này đủ điều kiện về điểm số và các điều kiện khác theo quy định của nhà trường và được công nhận trúng tuyển vào trường. Đại học chính quy học theo hình thức tập trung trên lớp, chương trình học và các hoạt động khác do nhà trường quy định.

Xem thêm :

Học Tập trung là đại học chính quy
Học Tập trung là đại học chính quy

Chương trình học:

Chương trình đại học hệ chính quy chủ yếu bao gồm 02 khối kiến thức đại cương và chuyên ngành.

Học phần học:

Học phần là khối lượng kiến thức nhất định của một môn học mà sinh viên trong hệ đại học chính quy được tiếp thu tương đối trọn vẹn trong quá trình học. Thông thường theo chương trình đào tạo ở các trường đại học, phần lớn học phần có khối lượng từ 2 – 5 tín chỉ. Mỗi học phần lại được gắn một mã riêng do trường quy định được dùng để gọi tên lớp phân biệt với nhiều lớp khác.

Học phần được phân thành hai loại trong đó có học phần bắt buộc và học phần tự chọn

+ Học phần bắt buộc là những học phần mà sinh viên phải học do nhà trường sắp xếp từ trước. Học phần bắt buộc cung cấp những kiến thức cơ bản cần thiết nhất và là nền tảng để làm việc chuyên môn sau này.

Hệ đại học không chính quy là gì?

Đại học hệ không chính quy có thể là vừa làm vừa học (hay còn gọi là học tại chức), học từ xa, học liên thông, liên kết,…Trong đó, các lớp đào tạo không chính quy trình độ đại học liên kết, đặt lớp tại trung tâm giáo dục thường xuyên (TTGDTX) cấp tỉnh, trường trung cấp chuyên nghiệp (TCCN), ĐH, CĐ hoặc trường của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội…

Theo Luật Giáo dục 2019, bằng đại học hệ chính quy và bằng đại học hệ không chính quy có giá trị như nhau. Quy định mới này cung cấp cho người được đào tạo theo nhiều hình thức đào tạo khác nhau sau khi tốt nghiệp đại học đều được công nhận và có khả năng xin việc. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều nhà tuyển dụng vẫn đánh giá bằng đại học hệ chính quy cao hơn bằng đại học hệ không chính quy bởi vì bằng đại học hệ chính quy có điểm đầu vào tốt hơn, học tập trung tại trường và có thời gian đào tạo dài hơn.

Hiểu đúng học tại chức là gì?

Học tại chức hiểu đơn giản chính là một hình thức đào tạo chuyên biệt, điều này khiến nó có chút khác biệt so với chương trình đào tạo chính quy. Thường chương trình đào tạo này được dùng cho những người đang đi làm nhưng muốn học để nâng cao kiến thức chuyên môn cho bản thân mình.

Những người theo học tại chức thường có mong muốn được thăng tiến lên các vị trí cao hơn hoặc tìm được những việc làm tốt hơn cho bản thân với chuyên ngành khác hoặc các chuyên ngành mà họ đang đi làm. Bằng đại học tại chức có giá trị ngang bằng với bằng đại học chính quy theo quy định của bộ giáo dục ban hành.

Giúp bạn giải đáp: có nên học tại chức hay không?

Có không ít bạn trẻ hiện nay đang thắc mắc không biết có nên học tại chức hay không? Để biết được có nên hay không thì bạn cần đọc ngay những thông tin chia sẻ dưới đây.

Hình thức đào tạo tại chức cực phù hợp với các đối tượng đã đi làm và không có thời gian theo học vào ban ngày. Các lớp tại chức thường được tổ chức học vào buổi tối hoặc ngày cuối tuần rất tiện. Điều này không làm bạn bị gián đoạn công việc, tiết kiệm thời gian mà vẫn đảm bảo có thêm kiến thức chuyên ngành để hỗ trợ bản thân thăng tiến tốt hơn trong công việc.

Không những vậy, học bằng tại chức vẫn đảm bảo giá trị được ngang bằng với bằng đại học chính quy nên nếu bạn muốn tìm kiếm những cơ hội việc làm hấp dẫn hơn cho bản thân là hoàn toàn có thể. Đặc biệt khi bạn làm việc tại các đơn vị coi trọng bằng cấp thì hãy trang bị cho mình một tấm bằng tại chức nhé!

Điều kiện để học tại chức bao gồm những gì?

Bạn muốn đăng ký vào các lớp học tại chức tại các trường đại học hiện nay thì cần phải đảm bảo đáp ứng đủ các điều kiện như:

  • Đầu tiên bạn phải đảm bảo đã có bằng tốt nghiệp THPT, đơn vị giáo dục thường xuyên, trung cấp nghề, cao đẳng hoặc trường đại học bạn từng theo học.
  • Phải đảm bảo có đầy đủ các giấy tờ tùy thân và các loại giấy tờ để làm thủ tục nhập học.
  • Phải đảm bảo đóng đủ lệ phí đăng ký dự tuyển cho các trường theo học tại chức.
  • Thực hiện các quy định trong quy trình đăng ký và đào tạo của trường và Bộ giáo dục ban hành.

Mức học phí học tại chức là bao nhiêu?

Theo quy định được công bố từ Bộ giáo dục thì mức học phí theo học tại chức hiện này dao động từ 100.000 – 350.000 đồng/tháng/người. Đây là một mức học phí không hề cao, nó phù hợp với rất nhiều người có nhu cầu học tại chức hiện nay đó nhé!