Đại học Quốc gia Hà Nội

Đại học Quốc gia Hà Nội (Vietnam National University Hanoi) là một trong hai hệ thống đại học quốc gia của Việt Nam, được đặt tại Thành phố Hà Nội, được đánh giá là một trong 1000 trường/nhóm trường đại học tốt nhất thế giới của Việt Nam.

Đại học Quốc gia Hà Nội chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Thủ tướng Chính phủ, bao gồm các chương trình giáo dục đại học, sau đại học, nghiên cứu và ứng dụng khoa học – công nghệ, đa ngành có chất lượng cao và giữ vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam.

Đại học Quốc gia Hà Nội
Đại học Quốc gia Hà Nội

 

Đại học Quốc gia Hà Nội ở đâu?

ĐHQGHN có 8 cơ sở tại:

  1. Khu vực quận Cầu Giấy: 144 đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, Hà Nội gồm có:

Nhà điều hành ĐHQGHN

Các trường đại học: Ngoại ngữ, Công nghệ, Kinh tế, Giáo dục, Y – Dược

Các khoa: Luật, Quản trị Kinh doanh, Y – Dược, Quốc tế, Các khoa học liên ngành

Các viện nghiên cứu: Công nghệ Thông tin, Vi sinh vật và Công nghệ sinh học, Đảm bảo chất lượng Giáo dục, Quốc tế Pháp ngữ, Trần Nhân Tông

Các trung tâm:

Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể thao

Trung tâm Dự báo và Phát triển nguồn nhân lực

Trung tâm Hỗ trợ sinh viên

Trung tâm Hỗ trợ Nghiên cứu Châu Á

Trung tâm Thông tin – Thư viện

Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục

Trung tâm Chuyển giao tri thức và hỗ trợ khởi nghiệp

Tạp chí Khoa học

Ban Quản lý các dự án

Ban Quản lý dự án Trường Đại học Việt – Nhật

Quỹ Khoa học và Phát triển

Quỹ Phát triển ĐHQGHN

Nhà Xuất bản ĐHQGHN

Bệnh viện ĐHQGHN

  1. Khu vực quận Thanh Xuân:

Trường ĐHKHXH&NV

Trường ĐHKHTN

Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển

Khoa Quốc tế

  1. Khu vực 182 Lương Thế Vinh, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Trường ĐH Giáo dục

Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên

Trung tâm Thông tin Thư viện

Trường Phổ thông Chuyên Khoa học Tự nhiên

Bệnh viện ĐHQGHN

  1. Khu vực quận Hoàn Kiếm: số 19 phố Lê Thánh Tông

Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN

Viện Tài nguyên và Môi trường

Bảo tàng Tự nhiên

Hội trường Ngụy Như KonTum và Hội trường Lê Văn Thiêm (nơi có bức tranh tường lớn nhất Việt Nam)

  1. Khu vực quận Hai Bà Trưng

Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. Số 16 phố Hàng Chuối

Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt. B7 bis phố Tạ Quang Bửu

  1. Khu vực Hòa Lạc (xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội)

Ban Quản lý Dự án xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc

Trung tâm Phát triển ĐHQGHN tại Hòa Lạc, Nhà khách ĐHQGHN

Tổ hợp tòa nhà HT1, HT2 (Trường ĐHKHTN)

Trung tâm Giáo dục Quốc phòng – An ninh

Xưởng chế biến thử của Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học

  1. Khu vực huyện Ba Vì

Trung tâm Phát triển ĐHQGHN tại Hòa Lạc (Khu hội thảo, nhà khách, nhà sàn)

  1. Khu vực quận Nam Từ Liêm

Trường Đại học Việt – Nhật

Trường Đại học Kinh tế

Khu ký túc xá sinh viên ĐHQGHN, Mỹ Đình 2, đường Hàm Nghi, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Trường Trung học phổ thông Khoa học Giáo dục (thuộc Trường ĐH Giáo dục)

Liên lạc với ĐHQGHN như thế nào?

Thư điện tử của Văn phòng ĐHQGHN: [email protected]

Điện thoại: (84.4) 37547670 – Máy lẻ: 132

Fax: (84.4) 37547724

Các vấn đề về kỳ thi đánh giá năng lực thì hỏi ở đâu?

Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội

Website: http://cet.vnu.edu.vn

Điện thoại: (04) 66759258

Email: [email protected]

Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội là ai?

Ông Lê Quân

Email: [email protected]

Đại học Quốc gia Hà Nội đã có từ bao giờ ?

Đại học Quốc gia Hà Nội (tên giao dịch bằng tiếng Anh: Vietnam National University, Hanoi; viết tắt là VNU) được thành lập theo Nghị định số 97/ CP ngày 10 tháng 12 năm 1993 của Chính phủ trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại 3 trường đại học lớn ở Hà Nội: Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội. Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) chính thức bước vào hoạt động theo Quy chế do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 5/9/1994.

Truyền thống của ĐHQGHN gắn với lịch sử hình thành và phát triển của những trường đại học tiêu biểu ở Việt Nam trong suốt bề dày của thế kỷ XX, bắt đầu từ Trường đại học Đông Dương (16/5/1906) có cơ sở tại 19 Lê Thánh Tông, Hà Nội. Đây là trường đại học kiểu hiện đại đầu tiên ở Việt Nam (thời kỳ Pháp thuộc) được tổ chức theo mô hình trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực.

Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước dân chủ nhân dân đã thành lập Trường đại học Quốc gia Việt Nam trên cơ sở kế thừa Trường đại học Đông Dương và khai giảng khóa học đầu tiên vào ngày 15/11/1945. Trường đại học Quốc gia Việt Nam có cơ cấu tổ chức và chương trình đào tạo theo mô hình của một đại học đa ngành, đa lĩnh vực, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vừa xây dựng nền tảng của giáo dục cách mạng, nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo cán bộ khoa học phục vụ công cuộc kháng chiến, kiến quốc.

Sau hoà bình lập lại, Nhà nước ta đã thành lập một số trường đại học ở miền Bắc, như Trường đại học Tổng hợp Hà Nội (1956) và Trường đại học Sư phạm Hà Nội (trong đó có khoa Ngoại ngữ, sau này phát triển thành Trường đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội vào năm 1967). Trường đại học Tổng hợp Hà Nội là một trường đại học khoa học cơ bản đa ngành, trực tiếp kế thừa truyền thống của Trường Đại học Đông Dương và Trường Đại học Quốc gia Việt Nam. Xét về đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất – kỹ thuật và chương trình đào tạo, ĐHQGHN ngày nay là sự nối tiếp truyền thống và uy tín của các trường đại học lớn ở Việt Nam từ Đại học Đông Dương, Đại học Quốc gia Việt Nam trước đây đến Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội sau này.

Sau 20 năm xây dựng và phát triển, ĐHQGHN, một mô hình đại học đa ngành, đa lĩnh vực có quy mô lớn, có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và nhân tài khoa học, công nghệ cho đất nước, đã được khẳng định. Ngày 1/2/2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 07/2001/NĐ-CP về Đại học Quốc gia. Đây là mốc lịch sử đánh dấu giai đoạn phát triển mới về quy mô và chất lượng của ĐHQGHN.

Ngày 12/2/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 16/2001/QĐ-TTg ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Đại học Quốc gia, khẳng định và tăng cường hơn nữa quyền tự chủ của các Đại học Quốc gia trong nhiều lĩnh vực hoạt động, đặc biệt là đào tạo, nghiên cứu khoa học – công nghệ, tổ chức cán bộ, kế hoạch – tài chính và hợp tác quốc tế.

Năm 2012, Quốc hội đã ban hành Luật Giáo dục Đại học. Luật Giáo dục đại học gồm 12 chương, 73 điều quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học, hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, hoạt động hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học, giảng viên, người học, tài chính, tài sản của cơ sở giáo dục đại học và quản lý nhà nước về giáo dục đại học. Luật Giáo dục đại học quy định 4 vấn đề mới cơ bản gồm: phân tầng đại học, xã hội hóa giáo dục đại học, quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học và kiểm soát chất lượng đào tạo, trong đó, quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học là vấn đề được thể hiện nhất quán và xuyên suốt trong các quy định của Luật.

Địa vị pháp lý của Đại học quốc gia được quy định tại điều 8 của Luật Giáo dục đại học như sau:

– Đại học quốc gia là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển.

– Đại học quốc gia có quyền chủ động cao trong các hoạt động về đào tạo, nghiên cứu khoa học, tài chính, quan hệ quốc tế và tổ chức bộ máy. Đại học quốc gia chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của các bộ, ngành khác và Ủy ban nhân dân các cấp nơi đại học quốc gia đặt địa điểm, trong phạm vi chức năng theo quy định của Chính phủ và phù hợp với pháp luật.

Đại học quốc gia được làm việc trực tiếp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để giải quyết những vấn đề liên quan đến đại học quốc gia. Khi cần thiết, giám đốc đại học quốc gia báo cáo Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề liên quan đến hoạt động và phát triển của đại học quốc gia.

– Chủ tịch hội đồng đại học quốc gia và giám đốc, phó giám đốc đại học quốc gia do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm.

– Chính phủ quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của đại học quốc gia.

Để gia tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các cơ sở giáo dục đại học thành viên, trên cơ sở các quy định tại Luật Giáo dục đại học, Nghị định số 186/2013/NĐ-CP ngày 17/11/2013 của Chính phủ về Đại học quốc gia, ngày 26/3/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 26/2014/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học quốc gia và các cơ sở giáo dục đại học thành viên. Bản Quy chế mới này thay thế cho Quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học quốc gia ban hành theo Quyết định số 16/2001/QĐ-TTg ngày 12/02/2001 của Thủ tướng Chính phủ. Những nội dung quy định trong bản Quy chế số26/2014/QĐ-TTg thể hiện rõ quan điểm đổi mới về Đại học quốc gia của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong quá trình phát triển bền vững và hội nhập.

Tại sao lại phải thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội?

Đảng ta đã nhận định, bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu rộng lớn của nguồn nhân lực đối với sự nghiệp phát triển đất nước thì cần phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, đóng vai trò nòng cốt thực hiện những nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, nguồn nhân lực này sẽ là hạt nhân để đưa đất nước bắt nhịp và hội nhập quốc tế. Để có bước đi mang tính đột phá, cần phải có một đầu tàu, làm nòng cốt đổi mới nền giáo dục đại học nước nhà.

Sớm nhận thức được điều đó, thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa VII) số 04-NQ/HNTW ngày 14/1/1993: “Xây dựng một số trường đại học trọng điểm quốc gia”, Chính phủ đã ban hành Nghị định về việc thành lập 2 Đại học Quốc gia. Trong hoàn cảnh nền kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn và đặc biệt, mô hình tổ chức hệ thống giáo dục đại học còn nhiều bất cập so với các nước tiên tiến, việc Chính phủ thành lập 2 Đại học Quốc gia với mục tiêu xây dựng một số trung tâm đại học tiên tiến đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, được ưu tiên đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế là một hướng đi vừa phù hợp với xu thế phát triển thế giới, vừa phù hợp với điều kiện và yêu cầu của Việt Nam. Đây là quyết định đúng đắn có tầm chiến lược về mô hình và cơ chế hoạt động của Đại học Quốc gia, phù hợp với xu thế phát triển giáo dục đại học của thế giới. Đó cũng chính là sự hiện thực hoá chủ trương của Đảng về đổi mới giáo dục đại học nước ta với kỳ vọng, Đại học Quốc gia, trong đó có Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ phát huy vai trò đầu tàu, nòng cốt, là nền tảng của nền giáo dục đại học, là trụ cột có cơ chế độc lập, tự chủ trong giáo dục đại học trong bối cảnh mở cửa hiện nay. Bên cạnh đó, Đại học Quốc gia Hà Nội phải đảm đương sứ mệnh thực hiện các nhiệm vụ lớn của Đảng và Nhà nước giao, nghiên cứu các vấn đề trọng yếu mà không thể trông chờ vào các trường đại học khác.

Sứ mệnh, Tầm nhìn và Giá trị cốt lõi của ĐHQGHN là gì ?

Sứ mạng

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và chuyển giao tri thức đa ngành, đa lĩnh vực; góp phần xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước; làm nòng cột và đầu tàu trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.

Tầm nhìn 2045

Trở thành đại học nghiên cứu và đổi mới sáng tạo, đa ngành, đa lĩnh vực, trong nhóm các đại học hàng đầu châu Á và thế giới.

Giá trị cốt lõi

Đổi mới sáng tạo – Trách nhiệm quốc gia – Phát triển bền vững.

Khẩu hiệu hành động

Đạt đỉnh cao dựa vào tri thức (Excellence through Knowledge).

Đại học Quốc gia Hà Nội khác với các đại học, trường đại học khác như thế nào?

Đại học Quốc gia Hà Nội một là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, ngang tầm khu vực, dần đạt trình độ quốc tế làm nòng cốt trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. ĐHQGHN là một trung tâm tập hợp các trường đại học, các viện nghiên cứu, các trung tâm đào tạo, nghiên cứu và phục vụ.

Những giá trị cốt lõi của Đại học Quốc gia Hà Nội là gì?

  1. Chất lượng cao: Chất lượng cao trong ĐHQGHN là sự phù hợp với sứ mệnh, tầm nhìn hướng đến trình độ khu vực và quốc tế mang lại lợi ích cho tất cả cán bộ, sinh viên, đơn vị, xã hội… Chất lượng này vừa là động lực cho mọi hành động vừa là mục tiêu phấn đấu của toàn thể giảng viên, nhà khoa học, cán bộ quản lý và sinh viên. Chất lượng trong ĐHQGHN được thể hiện trong mọi mặt hoạt động và các cấp độ tổ chức cũng như cấp độ hành động của mỗi đơn vị và cá nhân.
  2. Sáng tạo: ĐHQGHN là một môi trường tự do sáng tạo và luôn khuyến khích, ủng hộ sự sáng tạo. Sự sáng tạo là yếu tố sống còn để đột phá tạo những thành tựu nổi bật, khẳng định vị thế của ĐHQGHN với tư cách như một đại học nghiên cứu hàng đầu của Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, ngang tầm khu vực và tiến tới trình độ quốc tế.
  3. Tiên phong: Đi đầu luôn được coi là tiêu chí nhận dạng của các hoạt động và đội ngũ cán bộ của ĐHQGHN trong hệ thống các trường đại học ở Việt Nam: tiên phong trong đào tạo chất lượng cao,NCKH đỉnh cao, dịch vụ cộng đồng; tiên phong trong việc áp dụng các phương pháp mới trong quản trị đại học, quản lý đào tạo, đánh giá chất lượng, tiên phong nghiên cứu những lĩnh vực mới, triển khai thực hiện đào tạo những ngành hoàn toàn mới ở Việt Nam. Tiên phong của ĐHQGHN đưa giáo dục Việt Nam gần hơn với khu vực và trên thế giới.
  4. Tích hợp: ĐHQGHN là trung tâm đại học đa ngành, đa lĩnh vực, một hệ thống gồm các trường đại học, các viện nghiên cứu thành viên và các đơn vị trực thuộc gắn kết chặt chẽ, bổ khuyết cho nhau; liên thông, liên kết thống nhất ĐHQGHN thành một chỉnh thể tạo nên sức mạnh tổng hợp. Sự thống nhất trong đa dạng của ĐHQGHN giúp các đơn vị thành viên, trực thuộc phát huy được những ưu thế chung của ĐHQGHN cũng như của đặc thù của từng đơn vị, phát huy được thế mạnh liên thông, liên kết, tích hợp trí tuệ liên ngành, gắn kết chí hướng, phấn đấu theo cùng một mục tiêu, tạo được các giá trị gia tăng và các sản phẩm độc đáo.
  5. Trách nhiệm: ĐHQGHN có trách nhiệm cao trước xã hội, đặt nhu cầu xã hội ở một vị trí xứng đáng trong mục tiêu và hành động; là địa chỉ tin cậy của Đảng, Nhà nước, Chính phủ; cam kết mạnh mẽ về sản phẩm đào tạo đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, thực hiện các nghiên cứu theo những chuẩn mực được quốc tế thừa nhận. Trách nhiệm xã hội thể hiện trong từng hành động của mỗi một cá nhân cũng như trong các văn bản, chính sách điều hành của ĐHQGHN.
  6. Phát triển bền vững: ĐHQGHN luôn quan tâm đến việc phát triển không chỉ đáp ứng nhu cầu hiện tại của đất nước mà còn hướng đến tương lai. Sự tích hợp các trụ cột cơ bản bao gồm cả môi trường, xã hội, kinh tế và thể chế là nền tảng cơ bản để ĐHQGHN phát triển bền vững. Bên cạnh đó, việc khai thác các nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực luôn được thực hiện vừa đảm bảo sự tái sản xuất vừa đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

Đại học Quốc gia Hà Nội có bao nhiêu đơn vị thành viên và trực thuộc?

Hiện nay, hệ thống tổ chức của ĐHQGHN bao gồm: Cơ quan ĐHQGHN tham mưu, giúp việc cho Ban Giám đốc ĐHQGHN (Văn phòng, 08 Ban chức năng và Khối Văn phòng Đảng – đoàn thể) và 29 đơn vị thành viên và đơn vị trực thuộc, trong đó có:

– 11 đơn vị đào tạo trình độ ĐH và sau ĐH, gồm: 7 trường ĐH thành viên và 05 Khoa trực thuộc; 02 đơn vị đào tạo các môn chung về quốc phòng – an ninh và thể chất, thể thao (Trung tâm Giáo dục Quốc phòng – An ninh, Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể thao).

– 9 đơn vị nghiên cứu khoa học và công nghệ, gồm: 05 Viện nghiên cứu thành viên, 02 Viện nghiên cứu trực thuộc và 02 Trung tâm nghiên cứu trực thuộc.

– 9 đơn vị dịch vụ và phục vụ trực thuộc, gồm: Trung tâm Dự báo và Phát triển nguồn nhân lực, Ban Quản lý các dự án, Nhà xuất bản ĐHQGHN, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Trung tâm Hỗ trợ sinh viên, Trung tâm Thông tin – Thư viện, Trung tâm Chuyển giao tri thức và Hỗ trợ khởi nghiệp, Trung tâm Phát triển ĐHQGHN tại Hòa Lạc và Bệnh viện ĐHQGHN.

Đại học Quốc gia Hà Nội được đánh giá như thế nào?

Đại học Quốc gia Hà Nội là một trung tâm nghiên cứu và đào tạo chất lượng cao đa ngành, đa lĩnh vực tầm cỡ quốc gia được thành lập theo nghị định 97/CP ngày 10/12/1993 và được tổ chức lại theo Nghị định số 07/2001/NĐ-CP ngày 1/2/2001 của Chính phủ và quyết định số 14/2001/QĐ-TTg ngày 12/2/2001 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở sáp nhập một số trường đại học có uy tín hàng đầu ở Việt Nam, trong đó có Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội mà tiền thân là trường Đại học Việt Nam, kế thừa truyền thống của đại học Đông Dương thành lập năm 1906. Đại học Quốc gia Hà Nội hoạt động theo quy chế đặc biệt, có quyền tự chủ cao, chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Thủ tướng Chính phủ. Nhiều nhà khoa học, nhà chính trị, nhiều nhà quản lý đầu ngành và nhiều tài năng trong nước đã được đào tạo hoặc trưởng thanh từ đây.

Trong hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội cùng với Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh được Nhà nước Việt Nam xem là những mũi đột phá, là đơn vị tiên phong trong thực hiện mục tiêu đổi mới hệ thống giáo dục đại học. Hai trung tâm này được giao phó nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Đã và đang có nhiều sinh viên, nghiên cứu sinh nước ngoài tới học tập và làm việc tại Đại học Quốc gia Hà Nội.

Đại học Quốc gia Hà Nội là nơi giao lưu của nhiều nhà khoa học quốc tế, là một trong những trung tâm đào tạo và nghiên cứu có ảnh hưởng nhất định tới xã hội và tới hệ thống giáo dục đại học; là nơi được nhiều nguyên thủ quốc gia lựa chọn là điểm gặp gỡ với các đối tượng học sinh, sinh viên và giới trí thức Việt Nam trong các cuộc thăm viếng ngoại giao của họ tới Việt Nam.

Xem thêm :

Tôi đến Đại học Quốc gia Hà Nội bằng cách nào?

Đại học Quốc gia Hà Nội bao gồm nhiều cơ sở đặt tại: 144 đường Xuân Thuỷ – quận Cầu Giấy, 334 – 336 Nguyễn Trãi – quận Thanh Xuân, Lê Thánh Tông – quận Hoàn Kiếm, Hàng Chuối – quận Hai Bà Trưng, Hoà Lạc – xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, và một số địa điểm khác.

Thông tin về các tuyến xe buýt đến các cơ sở của ĐHQGHN tại Hà Nội:

– Muốn đến cơ sở chính của ĐHQGHN tại 144 đường Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy, Hà Nội, bạn có thể đi xe buýt các tuyến số: 7, 13, 14, 16, 20, 25, 26, 27, 28, 30, 32, 34, 38, 39. Các tuyến xe này bắt đầu chạy từ 5h – 21h hàng ngày với tần suất 10 – 20 phút/chuyến, giá vé đồng hạng 3000đ/người lượt.

– Muốn đến cơ sở của ĐHQGHN tại 334, 336 đường Nguyễn Trãi và 182 đường Lương Thế Vinh, quận Thanh Xuân, Hà Nội, bạn có thể đi các tuyến xe buýt số: 1, 2, 5, 19, 21, 22, 27, 29, 37. Các tuyến xe này chạy từ 5h – 21h hàng ngày với tần suất 10 – 20phút/chuyến, giá vé đồng hạng 2.500đ/người lượt.

– Muốn đến cơ sở của ĐHQGHN tại 19 phố Lê Thánh Tông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, bạn có thể đi xe buýt các tuyến số: 2, 10, 18, 23, 36. Các tuyến xe này bắt đầu chạy từ 5h – 21h hàng ngày với tần suất 10 – 20 phút/chuyến, giá vé đồng hạng 2.500đ/người lượt.

– Muốn đến cơ sở của ĐHQGHN tại 7B Bis, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, bạn có thể đi xe buýt các tuyến số: 26, 31. Các tuyến xe này bắt đầu chạy từ 5h – 21h hàng ngày với tần suất 10 – 20 phút/chuyến, giá vé đồng hạng 2.500đ/người lượt.

Trường Đại học Quốc gia Hà Nội đào tạo các ngành sau

Mẫu bằng đại học quốc gia hà nội
Mẫu bằng đại học quốc gia hà nội
Mã ngành Tên ngành Chương trình Đơn vị
QHX01 Báo chí Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
QHX40 Báo chí – CTĐT CLC Chương trình chất lượng cao (TT23 CLC**) Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
QHX02 Chính trị học Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
QHQ08 Chương trình Kĩ sư Tự động hóa và Tin học Chương trình đặc thù của ĐHQGHN Khoa Quốc tế
CN4 Cơ kỹ thuật Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Công nghệ
CN7 Công nghệ Hàng không vũ trụ* Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Công nghệ
CN6 Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử**(CLC) Chương trình chất lượng cao (TT23 CLC**) Trường Đại học Công nghệ
QHT05 Công nghệ kỹ thuật hạt nhân Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
QHT42 Công nghệ kỹ thuật hoá học** Chương trình chất lượng cao (TT23 CLC**) Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
QHT46 Công nghệ kỹ thuật môi trường Chương trình chất lượng cao (TT23 CLC**) Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
CN5 Công nghệ kỹ thuật xây dựng Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Công nghệ
CN9 Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông** (CLC) Chương trình chất lượng cao (TT23 CLC**) Trường Đại học Công nghệ
CN10 Công nghệ nông nghiệp Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Công nghệ
QHT97 Công nghệ quan trắc và giám sát tài nguyên môi trường* Chương trình đào tạo thí điểm Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
QHT44 Công nghệ sinh học Chương trình chất lượng cao (TT23 CLC**) Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
CN1 Công nghệ Thông tin Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Công nghệ
CN1 Công nghệ thông tin định hướng thị trường Nhật Bản Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Công nghệ
QHX03 Công tác xã hội Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
7720201 Dược học Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Y Dược
GD5 Giáo dục Mầm non Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Giáo dục
GD4 Giáo dục Tiểu học Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Giáo dục
QHT17 Hải dương học Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
QHX06 Hán Nôm Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
QHX26 Hàn Quốc học Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
CN8 Hệ thống thông tin (CLC) Chương trình chất lượng cao (TT23 CLC**) Trường Đại học Công nghệ
QHQ03 Hệ thống thông tin quản lý (đào tạo bằng tiếng Anh) Chương trình đặc thù của ĐHQGHN Khoa Quốc tế
QHT43 Hoá dược** Chương trình chất lượng cao (TT23 CLC**) Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
QHT06 Hoá học Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
QHT41 Hoá học*** Chương trình đào tạo tiên tiến Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
QHE42 Kế toán Chương trình chất lượng cao (TT23 CLC**) Trường Đại học Kinh tế
Kế toán và Tài chính do ĐH East London, UK cấp bằng chính quy Chương trình liên kết đào tạo quốc tế Khoa Quốc tế
QHQ02 Kế toán, Phân tích và Kiểm toán (đào tạo bằng tiếng Anh) Chương trình đặc thù của ĐHQGHN Khoa Quốc tế
QHT16 Khí tượng và khí hậu học Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
QHT93 Khoa học dữ liệu* Chương trình đào tạo thí điểm Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
GD3 Khoa học giáo dục và khác (gồm 5 ngành: Khoa học giáo dục; Tham vấn học đường; Quản trị chất lượng giáo dục; Quản trị trường học; Quản trị công nghệ giáo dục) Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Giáo dục
CN8 Khoa học máy tính (CLC) Chương trình chất lượng cao (TT23 CLC**) Trường Đại học Công nghệ
QHT13 Khoa học môi trường Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
QHX07 Khoa học quản lý Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
QHX41 Khoa học quản lý – CTĐT CLC Chương trình chất lượng cao (TT23 CLC**) Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
QHT91 Khoa học thông tin địa không gian* Chương trình đào tạo thí điểm Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
QHT96 Khoa học và công nghệ thực phẩm* Chương trình đào tạo thí điểm Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
7480204 Khoa học và Kỹ thuật máy tính Chương trình đặc thù của ĐHQGHN Trường Đại học Việt Nhật
QHT04 Khoa học vật liệu Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
QHQ01 Kinh doanh quốc tế (đào tạo bằng tiếng Anh) Chương trình đặc thù của ĐHQGHN Khoa Quốc tế
QHE44 Kinh tế Chương trình chất lượng cao (TT23 CLC**) Trường Đại học Kinh tế
7903124QT Kinh tế – Tài chính*** Chương trình liên kết đào tạo quốc tế Trường Đại học Ngoại ngữ
QHE45 Kinh tế Phát triển Chương trình chất lượng cao (TT23 CLC**) Trường Đại học Kinh tế
QHE43 Kinh tế quốc tế Chương trình chất lượng cao (TT23 CLC**) Trường Đại học Kinh tế
7720602 Kỹ thuật hình ảnh y học Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Y Dược
CN2 Kỹ thuật máy tính Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Công nghệ
CN3 Kỹ thuật năng lượng Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Công nghệ
CN2 Kỹ thuật Robot Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Công nghệ
7720601 Kỹ thuật xét nghiệm y học Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Y Dược
QHT94 Kỹ thuật điện tử và tin học* Chương trình đào tạo thí điểm Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
CN11 Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Công nghệ
QHX08 Lịch sử Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
7380101 Luật Chương trình đào tạo chuẩn Khoa Luật
7380101CLC Luật chất lượng cao Chương trình chất lượng cao (TT23 CLC**) Khoa Luật
7380110 Luật kinh doanh Chương trình đào tạo chuẩn Khoa Luật
7380109 Luật thương mại quốc tế Chương trình đào tạo chuẩn Khoa Luật
QHX09 Lưu trữ học Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
CN8 Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu (CLC) Chương trình chất lượng cao (TT23 CLC**) Trường Đại học Công nghệ
QHQ06 Marketing (Song bằng VNU – HELP) Chương trình đặc thù của ĐHQGHN Khoa Quốc tế
7900102 Marketing và Truyền thông Chương trình chất lượng cao (TT23 CLC**) Khoa Quản trị & Kinh doanh
QHT40 Máy tính và khoa học thông tin** Chương trình chất lượng cao (TT23 CLC**) Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
7220211 Ngôn ngữ Ả Rập Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Ngoại ngữ
QHQ09 Ngôn ngữ Anh (chuyên sâu Kinh doanh và CNTT) Chương trình đặc thù của ĐHQGHN Khoa Quốc tế
7220201 Ngôn ngữ Anh CTĐT CLC Chương trình chất lượng cao (TT23 CLC**) Trường Đại học Ngoại ngữ
7220210 Ngôn ngữ Hàn Quốc CTĐT CLC Chương trình chất lượng cao (TT23 CLC**) Trường Đại học Ngoại ngữ
QHX10 Ngôn ngữ học Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
7220202 Ngôn ngữ Nga Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Ngoại ngữ
7220209 Ngôn ngữ Nhật CTĐT CLC Chương trình chất lượng cao (TT23 CLC**) Trường Đại học Ngoại ngữ
7220203 Ngôn ngữ Pháp CTĐT CLC Chương trình chất lượng cao (TT23 CLC**) Trường Đại học Ngoại ngữ
7220204 Ngôn ngữ Trung Quốc CTĐT CLC Chương trình chất lượng cao (TT23 CLC**) Trường Đại học Ngoại ngữ
7220205 Ngôn ngữ Đức CTĐT CLC Chương trình chất lượng cao (TT23 CLC**) Trường Đại học Ngoại ngữ
QHX11 Nhân học Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
QHX12 Nhật Bản học Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
7310613 Nhật Bản học Chương trình đặc thù của ĐHQGHN Trường Đại học Việt Nhật
QHQ05 Phân tích dữ liệu kinh doanh (đào tạo bằng tiếng Anh) Chương trình đặc thù của ĐHQGHN Khoa Quốc tế
QHX13 Quan hệ công chúng Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
Quản lý (Marketing/Khởi nghiệp) – Đại học Keuka (Hoa Kỳ, Mỹ) cấp bằng chính quy Chương trình liên kết đào tạo quốc tế Khoa Quốc tế
QHQ07 Quản lý (Song bằng VNU – Keuka) Chương trình đặc thù của ĐHQGHN Khoa Quốc tế
QHT95 Quản lý phát triển đô thị và bất động sản* Chương trình đào tạo thí điểm Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
QHT20 Quản lý tài nguyên và môi trường Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
QHX14 Quản lý thông tin Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
QHX42 Quản lý thông tin – CTĐT CLC Chương trình chất lượng cao (TT23 CLC**) Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
QHT12 Quản lý đất đai Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
QHX15 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
7900101 Quản trị Doanh nghiệp và Công nghệ Chương trình chất lượng cao (TT23 CLC**) Khoa Quản trị & Kinh doanh
QHX16 Quản trị khách sạn Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
Quản trị Khách sạn, Thể thao và Du lịch do trường ĐH Troy, Hoa Kỳ cấp bằng chính quy Chương trình liên kết đào tạo quốc tế Khoa Quốc tế
QHE40 Quản trị kinh doanh Chương trình chất lượng cao (TT23 CLC**) Trường Đại học Kinh tế
QHE89 Quản trị kinh doanh liên kết quốc tế do Đại học St. Francis, Hoa Kỳ cấp bằng Chương trình liên kết đào tạo quốc tế Trường Đại học Kinh tế
QHE80 Quản trị kinh doanh liên kết quốc tế do Đại học Troy (Hoa Kỳ) cấp bằng Chương trình liên kết đào tạo quốc tế Trường Đại học Kinh tế
7900103 Quản trị Nhân lực và Nhân tài Chương trình chất lượng cao (TT23 CLC**) Khoa Quản trị & Kinh doanh
7349002 Quản trị tài nguyên di sản Chương trình đào tạo chuẩn Khoa các khoa học liên ngành
7349001 Quản trị thương hiệu Chương trình đào tạo chuẩn Khoa các khoa học liên ngành
7900189 Quản trị và An ninh Chương trình chất lượng cao (TT23 CLC**) Khoa Quản trị & Kinh doanh
QHX17 Quản trị văn phòng Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
QHX18 Quốc tế học Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
QHX43 Quốc tế học – CTĐT CLC Chương trình chất lượng cao (TT23 CLC**) Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
7720501CLC Răng hàm mặt** Chương trình chất lượng cao (TT23 CLC**) Trường Đại học Y Dược
QHT08 Sinh học Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
GD2 Sư phạm Ngữ văn, Lịch sử, Lịch sử và Địa lý (gồm 3 ngành: Sư phạm Ngữ văn; Sư phạm Lịch sử; Sư phạm Lịch sử và Địa lý) Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Giáo dục
7140231 Sư phạm tiếng Anh Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Ngoại ngữ
7140237 Sư phạm tiếng Hàn Quốc Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Ngoại ngữ
7140236 Sư phạm tiếng Nhật Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Ngoại ngữ
7140234 Sư phạm tiếng Trung Quốc Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Ngoại ngữ
GD1 Sư phạm Toán và Khoa học tự nhiên (gồm 5 ngành: Sư phạm Toán học; Sư phạm Vật lí; Sư phạm Hoá học; Sư phạm Sinh học; Sư phạm Khoa học tự nhiên) Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Giáo dục
QHE41 Tài chính – Ngân hàng Chương trình chất lượng cao (TT23 CLC**) Trường Đại học Kinh tế
QHT92 Tài nguyên và môi trường nước* Chương trình đào tạo thí điểm Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
QHX19 Tâm lý học Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
QHX20 Thông tin – thư viện Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
QHQ04 Tin học và Kỹ thuật máy tính (chương trình liên kết quốc tế do ĐHQGHN cấp bằng đào tạo bằng tiếng Anh) Chương trình liên kết đào tạo quốc tế Khoa Quốc tế
QHT01 Toán học Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
QHT02 Toán tin Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
QHX21 Tôn giáo học Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
QHX22 Triết học Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
QHX27 Văn hóa học Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
QHX23 Văn học Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
QHT03 Vật lý học Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
CN3 Vật lý kỹ thuật Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Công nghệ
QHX24 Việt Nam học Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
QHX25 Xã hội học Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
7720101 Y khoa Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Y Dược
QHT18 Địa chất học Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
QHT10 Địa lí tự nhiên Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
7720301 Điều dưỡng Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Y Dược
QHX04 Đông Nam Á học Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
QHX05 Đông phương học Chương trình đào tạo chuẩn Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn