Luật Kinh Tế

Luật kinh tế là tập hợp các quy phạm pháp luật để điều chỉnh hoạt động kinh tế. Kinh tế học có thể được định nghĩa là “một môn khoa học xã hội liên quan đến việc sản xuất, phân phối và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ.”

Việc điều chỉnh các hiện tượng đó, luật , có thể được định nghĩa là “phong tục, tập quán và quy tắc ứng xử của một cộng đồng được cộng đồng thừa nhận là ràng buộc”, trong đó “việc thực thi các quy tắc thông qua một cơ quan có thẩm quyền kiểm soát. Theo đó, các bang khác nhau có cơ sở hạ tầng pháp lý riêng và sản xuất các quy định khác nhau về hàng hóa và dịch vụ. Theo wiki

Luật kinh tế
Luật kinh tế

Ngành luật kinh tế là gì ?

Ngành luật kinh tế là ngành học (tiếng Anh là Economic Law) là ngành thừa hưởng nền tảng từ Luật học kết hợp với kiến thức trong lĩnh vực kinh tế, thương mại.

Luật kinh tế là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tổ chức và quản lý kinh tế của nhà nước và trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau.

Luật kinh tế ra đời nhằm duy trì và giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại cũng như đảm bảo quy trình hoạt động của các doanh nghiệp trong quá trình trao đổi, giao thương cả trong nước và quốc tế.

Mẫu bằng đại học luật kinh tế
Mẫu bằng đại học luật kinh tế

Ngành Luật kinh tế học những gì?

Sinh viên theo học ngành Luật kinh tế được trang bị khối kiến thức về:

  • Luật hành chính.
  • Luật dân sự.
  • Luật hiến pháp.
  • Luật sở hữu trí tuệ
  • Pháp luật và chủ thể kinh doanh.
  • Luật lao động.
  • Luật tố tụng hình sự.
  • Luật thương mại quốc tế.
  • Luật đất đai.
  • Luật cạnh tranh.
  • Luật tài chính.
  • Luật môi trường.
  • Luật đầu tư.
  • Luật kinh doanh quốc tế.
  • Luật hợp đồng.
  • Luật tài sản,…

Sinh viên tốt nghiệp có đủ kiến thức nền tảng của thể chế pháp luật; kiến thức về vai trò của pháp luật trong công ty, doanh nghiệp; giải quyết tranh chấp kinh doanh; phân tích, đánh giá, xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp luật phục vụ phát triển và hội nhập kinh tế; hiểu biết về Luật của Việt Nam để vận hành trong công ty, doanh nghiệp một cách tốt nhất.

Xem thêm :

TỐ CHẤT VÀ KỸ NĂNG PHÙ HỢP VỚI NGÀNH LUẬT KINH TẾ

  • Để theo học và thành công trong ngành Luật kinh tế, bạn cần phải có những tố chất và kỹ năng sau:
  • Có suy nghĩ thấu đáo, tính trung thực, công bằng và khách quan trong công việc;
  • Có kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, giải quyết vấn đề;
  • Có khả năng phán đoán, tư duy phân tích và logic;
  • Có trình độ ngoại ngữ cao;
  • Có trí nhớ tốt, năng động, sáng tạo, bản lĩnh vững vàng;
  • Chăm chỉ, kiên trì và nhẫn nại.

Ngành Luật kinh tế ra trường làm gì? Làm ở đâu?

Học ngành Luật kinh tế, khi ra trường bạn có thể đảm nhận các vị trí như:

  • Chuyên gia tư vấn pháp lý, phân tích, đánh giá, giải quyết các vấn đề phát sinh trong kinh doanh, các hoạt động kinh doanh và đảm bảo các hoạt động của tổ chức đúng chủ trương, chính sách của nhà nước và các công ước quốc tế có liên quan đến lĩnh vực kinh tế;
  • Chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý của luật sư hoặc người hành nghề luật sư;
  • Chuyên viên tư vấn pháp luật, chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp;
  • Nghiên cứu, giảng dạyvề pháp luật kinh tế.
  • Với các công việc trên, bạn có thể khẳng định năng lực của mình tại:
  • Các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, xã hội;
  • Cơ quan nhà nước các cấp;
  • Hệ thống tòa án nhân dân, các trung tâm trọng tài thương mại và các đơn vị cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý;
  • Các viện nghiên cứu, đơn vị giáo dục.

Top 5 Trường Đại Học Đào Tạo Ngành Luật Kinh Tế Tốt Nhất

Xem thêm :

1. Đại học Luật Hà Nội

Điểm chuẩn xét tuyển năm 2017:

– Tổ hợp môn A01: 26.75 điểm.

– Tổ hợp môn A00: 27 điểm.

– Tổ hợp môn C00: 28.75 điểm.

– Tổ hợp môn D01: 25.75 điểm.

 

đại học luật hà nội - top trường đại học đào tạo luật kinh tế
đại học luật hà nội – top trường đại học đào tạo luật kinh tế

 

Trường đại học Luật Hà Nội chú trọng tăng cường phát triển hợp tác trong nước và quốc tế để đáp ứng được những nhu cầu của quá trình hội nhập quốc tế. Trường thực hiện huy động toàn thể công chức, viên chức, người lao động tham gia vào các hoạt động hợp tác với phương châm thiết thực, hiệu quả và cùng nhau có lợi. Do đó, đội ngũ giảng viên của trường luôn là những người có kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng rất tốt.

Hoàn thành tất cả các môn học trong toàn khóa học, sinh viên sẽ được nhận bằng tốt nghiệp do trường ĐH Luật Hà Nội cấp theo phôi bằng của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Bên cạnh đó, sinh viên có thể chuyển tiếp lên những chương trình đào tạo cao hơn tại các trường đại học uy tín trên thế giới.

2. Đại học Kinh tế – Luật ĐHQG TPHCM

Điểm chuẩn xét tuyển năm 2017:

– Chương trình đại trà: 25.75 điểm.

– Chương trình chất lượng cao: 24.25 điểm.

Đại học kinh tế luât - top trường đại học đào tạo luật kinh tế
Đại học kinh tế luât – top trường đại học đào tạo luật kinh tế

Mục tiêu đào tạo ngành này của trường Đại học Kinh tế – Luật là đảm bảo sinh viên nắm được các quy định của Hiến pháp, hiểu rõ các nguyên tắc xây dựng các quy phạm pháp luật trong kinh doanh.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên không chỉ nắm vững các kiến thức chuyên môn mà còn trang bị đầy đủ các kỹ năng chuyên môn, khả năng tư duy, khả năng giao tiếp, trách nhiệm cá nhân với cộng đồng và rèn luyện khả năng học tập suốt đời.

3. Khoa Luật ĐHQG Hà Nội

Điểm chuẩn xét tuyển năm 2017: 24 điểm.

Đại học quốc gia - top trường đại học đào tạo luật kinh tế
Đại học quốc gia – top trường đại học đào tạo luật kinh tế

Khoa Luật trực thuộc trường ĐH Quốc Gia Hà Nội luôn nằm trong top những cơ sở đào tạo ngành Luật Kinh tế tốt nhất Việt Nam. Nhiều năm liền, trường không chỉ có chất lượng giảng dạy tốt mà còn thường xuyên đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế. Vì vậy, tại đây sinh viên có cơ hội được học tập và tu nghiệp tại nước ngoài.

4. Đại học Công nghệ TPHCM (HUTECH)

Điểm chuẩn xét tuyển năm 2017: 17.5 điểm.

Đại học hutech TPHCM - top trường đại học đào tạo luật kinh tế
Đại học hutech TPHCM – top trường đại học đào tạo luật kinh tế

Sinh viên còn được thực hành, xử lý tình huống thông qua các phiên tòa giả định, tập sự tại các văn phòng Luật sư, tham gia CLB Pháp luật và các cuộc thi liên qua đến pháp luật để hoàn thiện kỹ năng chuyên môn và là cơ sở quan trọng để sinh viên sau khi ra trường có thể tự tin tìm việc và làm tốt công việc được giao.

5. Đại học Mở TPHCM

Điểm chuẩn xét tuyển năm 2017: 22.75 điểm.

Đại học Mở TPHCM - top trường đại học đào tạo luật kinh tế
Đại học Mở TPHCM – top trường đại học đào tạo luật kinh tế

 

Giá trị cốt lõi trong giảng dạy của trường đại học Mở TPHCM là mở rộng tri thức với phương châm “Giảng dạy là làm cho tri thức trở thành đơn giản, dễ hiểu và hữu dụng”. Kiến thức được giảng dạy và sinh viên được áp dụng ngay trong thực tiễn công việc dễ dàng. Chương trình đào tạo luôn được cập nhật thường xuyên theo những phát sinh từ thực tế.

Trường đại học Mở TPHCM có cơ sở vật chất hiện đại và môi trường học tập năng động, rất thích hợp cho các bạn sinh viên vừa học tập và tham gia các hoạt động phong trào.

Ngành Luật kinh tế là ngành tìm hiểu các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tổ chức và quản lý kinh tế của nhà nước và trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh. Sinh viên sẽ được trang bị kiến thức về Luật và Quản lý kinh tế trong quá trình học.

Khi xây dựng chương trình đào tạo mỗi trường đại học sẽ có những điều chỉnh theo định hướng đào tạo cùng thế mạnh riêng của từng trường. Tuy nhiên, sinh viên khi theo học ngành này sẽ được đào tạo kiến thức và kỹ năng chuyên sâu và có khả năng nghiên cứu, xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn hoạt động kinh doanh.

Nếu bạn thực sự lựa chọn ngành Luật kinh tế cho nghề nghiệp tương lai, hãy tiếp tục chọn cho mình một nơi học tập ưng ý. Hãy căn cứ vào điểm số và năng lực thực sự của bản thân để đưa ra lựa chọn phù hợp. Ngoài ra, các bạn nên tìm hiểu một cách toàn diện về ngôi trường đại học đào tạo Luật kinh tế trước khi đăng ký. Các bạn nên vào website của trường đại học mình quan tâm và xem thêm những thông tin liên quan đến ngành Luật kinh tế như: tố chất phù hợp với ngành, mục tiêu đào tạo của ngành, cơ hội việc làm của ngành sau khi ra trường,…

6. Đại Học Công nghiệp Thực Phẩm Tp HCM

Sinh viên ngành luật kinh tế HUFI tốt nghiệp sẽ được nhận bằng cử nhân Luật kinh tế do Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM – HUFI cấp theo phôi bằng của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

Với truyền thống gần 40 năm xây dựng và phát triển, Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM (HUFI) là trường đại học đào tạo đa ngành, đa bậc học có chất lượng cao. Trong đó, Luật kinh tế là một trong những ngành đào tạo mới của Trường với ưu điểm vượt trội chú trọng đẩy mạnh tính ứng dụng thực tiễn. Bên cạnh đó, Ngành Luật kinh tế được đánh giá là một ngành học có nhiều triển vọng nghề nghiệp trong tương lai, bởi ngành này đang cần nhiều nguồn nhân lực chất lượng cao. Hy vọng những thông tin hữu ích trong bài viết sẽ giúp các bạn đưa ra được quyết định đúng đắn khi theo học ngành Luật Kinh tế.

Năm 2020, trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM tuyển sinh ngành Luật Kinh tế theo 4 phương thức: thứ nhất, kết quả thi tốt nghiệp THPT theo các tổ hợp môn. Thứ hai, điểm học bạ lớp 12 theo tổ hợp môn. Thứ ba, kết quả bài thi ĐGNL ĐHQG-HCM năm 2020. Thứ tư, xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Xét học bạ học sinh giỏi lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12.