Trường Đại học Hải Phòng

Trường Đại học Hải Phòng (tiếng Anh: Haiphong University) là trường đại học đa ngành, được thành lập tại Hải Phòng năm 1959 với tên cũ là Phân hiệu Trường Đại học Tại chức Hải Phòng. Năm 2000, Trường Đại học Tại chức Hải Phòng sáp nhập với một số cơ sở đào tạo chuyên nghiệp khác của Hải Phòng thành Trường Đại học Sư phạm Hải Phòng. Ngày 9 tháng 4 năm 2004, Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định số 60/2004/QĐ-TTg, đổi tên Trường Đại học Sư phạm Hải Phòng thành Trường Đại học Hải Phòng.

Mã trường: THP

Tên tiếng Anh: Haiphong University

Cơ quan chủ quản: UBND Tp.Hải Phòng

Trụ sở chính: Số 171 Phan Đăng Lưu, Kiến An, Hải Phòng;

Cơ sở 2: Số 246 Đà Nẵng, Ngô Quyền, Hải Phòng;

Cơ sở 3: Số 49 Trần Phú, Ngô Quyền, Hải Phòng.

Cổng thông tin điện tử: dhhp.edu.vn

Cổng thông tin tuyển sinh: tuyensinh.dhhp.edu.vn

 

Sứ mạng của Trường Đại học Hải Phòng

Trường Đại học Hải Phòng là cơ sở giáo dục đại học đa ngành, đa lĩnh vực, có sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, thích ứng với yêu cầu của thị trường lao động; là trung tâm văn hóa, giáo dục – đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội thành phố Hải Phòng, vùng Duyên hải Bắc Bộ và cả nước.

Tầm nhìn của Trường Đại học Hải Phòng

Đến năm 2030, Trường Đại học Hải Phòng trở thành trường đại học theo định hướng ứng dụng, tiệm cận trình độ tiên tiến trong khu vực và quốc tế.

Giá trị cốt lõi Trường Đại học Hải Phòng

Chất lượng – Hiệu quả – Đáp ứng nhu cầu xã hội

Quá trình hình thành và phát triển Trường Đại học Hải Phòng

Trường Đại học Hải Phòng
Trường Đại học Hải Phòng

Trường Đại học Hải Phòng ngày nay là sự hợp thành từ nhiều trường trong hệ thống các đơn vị đào tạo, bồi dưỡng ở Hải Phòng mà đơn vị tiền thân đầu tiên là Trường Sư phạm trung cấp Hải Phòng được thành lập theo Nghị định số 359-NĐ, ngày 22 tháng 7 năm 1959 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục về việc thành lập các trường sư phạm trung cấp ở các tỉnh, liên tỉnh. Trường Sư phạm trung cấp Hải Phòng có nhiệm vụ đào tạo giáo viên cấp 2 cho các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng và Kiến An (nay là thành phố Hải Phòng), Hồng Quảng và Hải Ninh (nay là tỉnh Quảng Ninh).

Xem thêm : Các trường đại học thuộc top tại Hải Phòng 2022

Sau khi thành lập, nhà trường đã tập trung làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên phổ thông, góp phần tích cực cho quá trình phát triển sự nghiệp giáo dục ở các địa phương trong những năm đầu của công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc và kháng chiến chống đế quốc Mỹ, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Hệ thống các đơn vị đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ở Hải Phòng đã hình thành từ các trường đào tạo và bồi dưỡng sư phạm theo các cấp học từ bậc sơ cấp, trung cấp, 10+1, 10+2, 10+3 tới cao đẳng. Năm 2000, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập trường Đại học Sư phạm Hải Phòng trên cơ sở sáp nhập Trường Cao đẳng sư phạm Hải Phòng, Trường Đại học tại chức Hải Phòng, Trường Cán bộ quản lý giáo dục và Bồi dưỡng giáo viên Hải Phòng và Trung tâm Ngoại ngữ Hải Phòng. Ngày 09 tháng 4 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 60/2004/QĐ-TTg đổi tên Trường Đại học Sư phạm Hải Phòng thành Trường Đại học Hải Phòng.

Các Ngành Đào Taọ Tại Trường Đại học Hải Phòng

Với bề dày lịch sử, ĐH Hải Phòng hiện là trường thuộc top các trường tốt nhất HP, có sức ảnh hưởng trong khu vực miền Bắc. Nhà trường sẽ không ngừng nâng cấp trang thiết bị giảng dạy, đội ngũ giảng viên trình độ cao tham gia đào tạo tại trường để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục. Không những thế, trường cũng đẩy mạnh hợp tác với các trường quốc tế như Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Hà Lan, Italia,… Hằng năm, trường luôn có những suất học bổng và suất học trao đổi cho sinh viên xuất sắc. Đây là cơ hội lớn để cho sinh viên có thể phấn đấu, hoàn thiện, nâng cao trình độ chuyên môn. ĐH Hải Phòng đã và đang thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo, hợp tác và đẩy mạnh quan hệ hữu nghị của đất nước.

Mẫu bằng đại học hải phòng
Mẫu bằng đại học hải phòng

Xem thêm :

Các ngành đào tạo, mã ngành, tổ hợp xét tuyển và chỉ tiêu tuyển sinh trường Đại học Hải Phòng năm 2021 như sau:

  • Ngành Giáo dục Mầm non
  • Mã ngành: 7140201
  • Chỉ tiêu: 310
  • Tổ hợp xét tuyển: M00, M01, M02
  • Ngành Giáo dục Tiểu học
  • Mã ngành: 7140202
  • Chỉ tiêu: 220
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, C01, C02, D01
  • Ngành Giáo dục Chính trị
  • Mã ngành: 7140205
  • Chỉ tiêu: 300
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, B00, C14, C15
  • Ngành Giáo dục Thể chất
  • Mã ngành: 7140206
  • Chỉ tiêu: 220
  • Tổ hợp xét tuyển: T00, T01 (Môn chính: Năng khiếu)
  • Ngành Sư phạm Toán học
  • Mã ngành: 7140209
  • Các chuyên ngành:
    • Sư phạm Toán học
    • Sư phạm Toán – Vật lý
    • Sư phạm Toán – Hóa học
  • Chỉ tiêu: 320
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, C01, D01
  • Ngành Sư phạm Tin học
  • Mã ngành: 7140210
  • Chỉ tiêu: 80
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, C01, D01
  • Ngành Sư phạm Vật lý
  • Mã ngành: 7140211
  • Chỉ tiêu: 230
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, C01, D01
  • Ngành Sư phạm Hóa học
  • Mã ngành: 7140212
  • Chỉ tiêu: 230
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, C01, D01
  • Ngành Sư phạm Ngữ văn
  • Mã ngành: 7140217
  • Các chuyên ngành:
    • Sư phạm Ngữ văn
    • Sư phạm Ngữ văn – Địa lí
    • Sư phạm Ngữ văn – Lịch sử
    • Sư phạm Ngữ văn – GDCD
    • Sư phạm Ngữ văn – Công tác Đội
  • Chỉ tiêu: 120
  • Tổ hợp xét tuyển: C00, D01, D14, D15
  • Ngành Sư phạm tiếng Anh
  • Mã ngành: 7140231
  • Các chuyên ngành:
    • Sư phạm Tiếng Anh
    • Sư phạm Tiếng Anh – Tiếng Nhật
  • Chỉ tiêu: 200
  • Tổ hợp xét tuyển: A01, D01, D06, D15 (Môn chính: Ngoại ngữ)
  • Ngành Ngôn ngữ Anh
  • Mã ngành: 7220201
  • Chỉ tiêu: 150
  • Tổ hợp xét tuyển: A01, D01, D06, D15 (Môn chính: Ngoại ngữ)
  • Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc
  • Mã ngành: 7220204
  • Chỉ tiêu: 170
  • Tổ hợp xét tuyển: D01, D03, D04, D06 (Môn chính: Ngoại ngữ)
  • Ngành Văn học
  • Mã ngành: 7229030
  • Chỉ tiêu: 45
  • Tổ hợp xét tuyển: C00, D01, D14, D15
  • Ngành Kinh tế
  • Mã ngành: 7310101
  • Các chuyên ngành:
    • Kinh tế Vận tải và Dịch vụ
    • Kinh tế Ngoại thương
    • Kinh tế xây dựng
    • Quản lý Kinh tế
  • Chỉ tiêu: 250
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, C01, D01
  • Ngành Việt Nam học
  • Mã ngành: 7310630
  • Các chuyên ngành:
    • Văn hóa Du lịch
    • Quản trị Du lịch
  • Chỉ tiêu: 250
  • Tổ hợp xét tuyển: C00, D01, D06, D15
  • Ngành Quản trị kinh doanh
  • Mã ngành: 7340101
  • Các chuyên ngành:
    • Quản trị kinh doanh
    • Quản trị Tài chính – Kế toán
    • Quản trị Marketing
  • Chỉ tiêu: 190
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, C01, D01
  • Ngành Thương mại điện tử
  • Mã ngành: 7340122
  • Chỉ tiêu: 200
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, C01, D01
  • Ngành Tài chính – Ngân hàng
  • Mã ngành: 7340201
  • Các chuyên ngành:
    • Tài chính doanh nghiệp
    • Ngân hàng
    • Tài chính – Bảo hiểm
    • Thẩm định giá
  • Chỉ tiêu: 150
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, C01, D01
  • Ngành Kế toán
  • Mã ngành: 7340301
  • Các chuyên ngành:
    • Kế toán doanh nghiệp
    • Kế toán kiểm toán
  • Chỉ tiêu: 250
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, C01, D01
  • Ngành Công nghệ thông tin
  • Mã ngành: 7480201
  • Các chuyên ngành:
    • Công nghệ thông tin
    • Truyền thông và mạng máy tính
    • Hệ thống thông tin kinh tế
  • Chỉ tiêu: 150
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, C01, D01
  • Ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng (Kỹ sư Xây dựng dân dụng và công nghiệp)
  • Mã ngành: 7510103
  • Chỉ tiêu: 100
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, C01, D01
  • Ngành Công nghệ chế tạo máy (Kỹ sư Cơ khí chế tạo)
  • Mã ngành: 7510202
  • Chỉ tiêu: 80
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, C01, D01
  • Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử
  • Mã ngành: 7510203
  • Chỉ tiêu: 80
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, C01, D01
  • Ngành Công nghệ kỹ thuật điện, Điện tử (Kỹ sư Điện công nghiệp và dân dụng)
  • Mã ngành: 7510301
  • Chỉ tiêu: 70
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, C01, D01
  • Ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
  • Mã ngành: 7510303
  • Các chuyên ngành:
    • Kỹ sư Điện Tự động Công nghiệp
    • Kỹ sư Tự động Hệ thống điện
  • Chỉ tiêu: 90
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, C01, D01
  • Ngành Kiến trúc
  • Mã ngành: 7580101
  • Chỉ tiêu: 30
  • Tổ hợp xét tuyển: V00, V01, A00, A01 (Môn chính: Vẽ mỹ thuật)
  • Ngành Khoa học cây trồng (Kỹ sư nông học)
  • Mã ngành: 7620110
  • Chỉ tiêu: 30
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, B00, C02, D01
  • Ngành Công tác xã hội
  • Mã ngành: 7760101
  • Chỉ tiêu: 80
  • Tổ hợp xét tuyển: C00, C01, C02, D01
  • Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
  • Mã ngành: 781
  • Chỉ tiêu: 160
  • Tổ hợp xét tuyển: C00, D01, D08, D18
  • Ngành Giáo dục Mầm non (Hệ cao đẳng)
  • Mã ngành: 51140201
  • Chỉ tiêu: 150
  • Tổ hợp xét tuyển: M00, M01, M02

2. Phương thức xét tuyển

Đại học Hải Phòng tuyển sinh đại học chính quy năm 2021 theo các phương thức sau:

Phương thức 1: Xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021

Điều kiện xét tuyển

  • Tốt nghiệp THPT tính tới thời điểm xét tuyển
  • Điểm xét tuyển đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Đại học Hải Phòng.

Phương thức 2: Xét học bạ THPT năm 2021

Xét theo kết quả học tập năm lớp 12 của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển.

Lưu ý: Không xét học bạ các ngành Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc và các ngành Sư phạm (trừ Giáo dục thể chất).

Tải phiếu đăng ký xét học bạ (tải xuống)

Phương thức 3: Xét tuyển kết hợp

Xét tuyển kết hợp giữa Chứng chỉ quốc tế và kết quả thi THPT hoặc với học bạ THPT.

Điều kiện xét tuyển: Các chứng chỉ quốc tế IELTS, TOEFL iBT, TOEIC, Tiếng Trung HSK được chấp nhận.

Phương thức 4: Xét kết quả thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội

Phương thức 5: Xét tuyển thẳng

Thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Tính điểm xét tuyển

Điểm xét tuyển = tổng số điểm của 03 môn trong tổ hợp (đã tính hệ số) cộng với điểm ưu tiên và khuyến khích (nếu có). Điểm của môn chính nhân hệ số 2. Điểm xét tuyển tính theo thang điểm 10, được làm tròn đến hai chữ số thập phân.

Đối với ngành có môn Năng khiếu, điểm xét tuyển là tổng số điểm của 02 môn xét tuyển (đã tính hệ số) và điểm thi môn năng khiếu (đã tính hệ số) cộng với điểm ưu tiên và khuyến khích (nếu có).

Tổ chức thi năng khiếu

– Áp dụng cho các ngành: Giáo dục Mầm non, Giáo dục Thể chất, Kiến trúc.

– Môn thi Năng khiếu của khối M00, M01, M02 gồm 03 phần thi: Hát, Kể chuyện, Đọc diễn cảm.

– Môn thi Năng khiếu của khối T00, T01 gồm 02 phần thi: Bật cao tại chỗ; Chạy 100m. Thí sinh phải có ngoại hình cân đối, nam cao 1,65m, nặng 45kg; nữ cao 1,55m, nặng 40kg trở lên.

– Môn thi Năng khiếu của khối V00, V01, V02, V03 là phần thi: Vẽ mỹ thuật (Vẽ tĩnh vật).

– Điểm thi môn Năng khiếu là trung bình cộng của các phần thi.

– Thí sinh đăng ký dự thi môn Năng khiếu tại Trường hoặc gửi chuyển phát nhanh hồ sơ đăng ký.

Hồ sơ đăng ký dự thi năng khiếu bao gồm:

  • Phiếu đăng ký dự thi môn năng khiếu – theo mẫu
  • 03 ảnh 4×6
  • Lệ phí xét tuyển: 300k/hồ sơ