Trường Đại Học Sài Gòn – Điểm chuẩn 2022

Trường Đại học Sài Gòn là một cơ sở giáo dục đại học đa ngành trực thuộc Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh, được thành lập theo Quyết định số 478/QĐ-TTg ngày 25/04/2007 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trên cơ sở nâng cấp từ Trường Cao đẳng Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. ( theo wiki)

Đại học Sài Gòn là một trong những trường Đại học có bề dày lịch sử lâu năm hiện vẫn đang phát triển và lớn mạnh tại Việt Nam. Với mục tiêu xây dựng cơ sở đào tạo đạt chuẩn quốc tế, Đại học Sài Gòn không ngừng ra sức để nâng tầm chất lượng giáo dục qua từng năm. Sau đây là các thông tin cơ bản về lịch sử, thông tin tuyển sinh và học phí của ngôi trường có kiến trúc đậm nét Trung Hoa cổ điển ngay giữa lòng Sài thành xa hoa.

Trường đại học Sài Gòn
Trường đại học Sài Gòn

Sứ mệnh và Tầm nhìn Trường đại học Sài Gòn

  • Trường Đại học Sài Gòn là cơ sở giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học công lập, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước.

  • Tích cực thực hiện đổi mới và góp phần phát triển giáo dục đại học Việt Nam, phấn đấu đến năm 2035 phát triển Trường Đại học Sài Gòn trở thành trường đại học theo hướng nghiên cứu, đạt chuẩn quốc tế.

Giới thiệu

  • Trường Đại học Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 478/QĐ-TTg ngày 25/04/2007 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Đại học Sài Gòn là cơ sở giáo dục Đại học công lập trực thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh và chịu sự quản lý Nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đại học Sài Gòn là trường đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực. Đại học Sài Gòn đào tạo từ trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học. Đại học Sài Gòn đào tạo theo 2 phương thức: chính quy và không chính quy (vừa làm vừa học, liên thông). Tốt nghiệp Đại học Sài Gòn người học được cấp các bằng cấp: cử nhân, kỹ sư, thạc sỹ..

Mẫu bằng đại học sài gòn
Mẫu bằng đại học sài gòn

Xem thêm:

Hiện nay Đại học Sài Gòn đang tổ chức đào tạo cho:

  • 11 ngành đào tạo Sau đại học
  • 03 ngành đào tạo quốc tế
  • 33 ngành đại học chính quy
  • 03 ngành cao đẳng chính quy
  • 07 ngành đào tạo văn bằng hai
  • 07 ngành đào tạo hình thức vừa làm vừa học ( Đại học toàn phần)
  • 19 ngành đào tạo hình thức vừa làm vừa học ( Đại học liên thông)
  • 21 loại hình bồi dững ngắn hạn

Ngoài việc đào tạo cấp bằng, Đại học Sài Gòn còn được phép đào tạo cấp các chứng chỉ tin học và ngoại ngữ. Đại học Sài Gòn cũng được Bộ Giáo dục và Đào tạo và cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm bậc I, bậc II. Đại học Sài Gòn cũng đào tạo và cấp các chứng chỉ về ứng dụng Công nghệ thông tin và các nghiệp vụ khác.

Các cơ sở hoạt động của Đại học Sài Gòn:

  • Trụ sở chính: 273 An Dương Vương – Phường 3 – Quận 5
  • Cơ sở 1: 105 Bà Huyện Thanh Quan – Phường 7 – Quận 3
  • Cơ sở 2: 04 Tôn Đức Thắng – Quận 1
  • Cơ sở 3: 20 ngô thời nhiệm – Quận 3
  • Trường Trung học Thực Hành – 220 Trần Bình Trọng – Phường 4 – Quận 5

CÔNG BỐ CHUẨN ĐẦU RA CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO

Thực hiện thông tư số 2196/BGDĐT-GDĐH ngày 22/04/2010 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo; chỉ thị 4713/CT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục, ngày 19/10/2010 về nhiệm vụ trọng tâm giáo dục đại học năm học 2010 – 2011.

Trường Đại học Sài Gòn tiếp tục triển khai nhiệm vụ “Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”, Trường đã tiến hành xây dựng chuẩn đầu ra và công bố chuẩn đầu ra với mục tiêu:

  • Công khai với xã hội về năng lực đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng của trường để: Người học, phụ huynh, nhà tuyển dụng biết và giám sát; Thực hiện những cam kết của nhà trường với xã hội về chất lượng đào tạo để cán bộ quản lý, giảng viên và người học nỗ lực vươn lên trong giảng dạy và học tập; Đổi mới công tác quản lý đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá và đổi mới phương phương pháp học tập; đồng thời, xác định rõ nghĩa vụ và nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên trong các hoạt động giảng dạy, phục vụ giảng dạy và quản lý nhằm giúp người học vươn lên trong học tập và tự học để đạt chuẩn đầu ra.

  • Công khai để người học biết được các kiến thức sẽ được trang bị sau khi tốt nghiệp một chuyên ngành, một trình độ về chuẩn năng lực nghề nghiệp, về kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành, khả năng nhận thức và giải quyết vấn đề, công việc mà người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp

  • Tạo cơ hội tăng cường hợp tác, gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo và sử dụng nhân lực cho xã hội, đáp ứng yêu cầu của các nhà sử dụng lao động.

Xem chuẩn đầu ra 11 chuyên ngành đào tạo Thạc sĩ

  • Chuyên ngành Toán giải tích

  • Chuyên ngành Ngôn ngữ học

  • Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng

  • Chuyên ngành Văn học Việt Nam

  • Chuyên ngành Lịch sử Việt Nam

  • Chuyên ngành Hoá hữu cơ

Các ngành đào tạo tại trường đại học sài gòngòn
Các ngành đào tạo tại trường đại học sài gòngòn

Đại học :

  • Chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện, Điện tử
  • Chuyên ngành Công nghệ Thông tin
  • Chuyên ngành Giáo dục Chính trị
  • Chuyên ngành Giáo dục Mầm non
  • Chuyên ngành Giáo dục Tiểu học
  • Chuyên ngành Kế toán
  • Chuyên ngành Khoa học Môi trường
  • Chuyên ngành Khoa học Thư viện
  • Chuyên ngành Kỹ thuật Điện, Điện tử
  • Chuyên ngành Kỹ thuật Điện tử, Truyền thông
  • Chuyên ngành Luật
  • Chuyên ngành Ngôn ngữ Anh ( Thương mại – Du lịch)
  • Chuyên ngành Quản lý Giáo dục
  • Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
  • Chuyên ngành Sư phạm Âm nhạc
  • Chuyên ngành Sư phạm Địa lý
  • Chuyên ngành Sư phạm Hoá học
  • Chuyên ngành Sư phạm Lịch sử
  • Chuyên ngành Sư phạm Mỹ thuật
  • Chuyên ngành Sư phạm Ngữ văn
  • Chuyên ngành Sư phạm Sinh học
  • Chuyên ngành Sư phạm Tiếng Anh
  • Chuyên ngành Sư phạm Toán học
  • Chuyên ngành Sư phạm Vật lý
  • Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
  • Chuyên ngành Thanh nhạc
  • Chuyên ngành Toán Ứng dụng
  • Chuyên ngành Việt Nam học ( Văn hoá – Du lịch)