Học viện Ngoại giao

Học viện Ngoại giao (tên tiếng Anh: Diplomatic Academy of Vietnam, tên tiếng Pháp: Academie Diplomatique du Vietnam) là tổ chức sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Ngoại giao, cơ sở nghiên cứu – đào tạo đầu ngành thực hiện chức năng nghiên cứu chiến lược về quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại; đào tạo đại học, sau đại học và bồi dưỡng nghiệp vụ đối ngoại Việt Nam. Học viện Ngoại giao là cái nôi đào tạo, bồi dưỡng nhiều thế hệ cán bộ ngoại giao, cán bộ làm công tác đối ngoại của các cơ quan, tổ chức, hiệp hội, và cán bộ làm công tác hội nhập quốc tế tại các Bộ, ngành và địa phương trong cả nước.

Học viện Ngoại giao là cơ quan tham mưu chiến lược của Bộ Ngoại giao, Lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng, hoạch định và thực hiện chính sách đối ngoại, xây dựng lịch sử và lý luận quan hệ quốc tế.

Học viện Ngoại giao nằm trong danh sách 40 cơ quan học thuật hàng đầu do chính phủ bảo trợ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, có quan hệ hợp tác với hơn 80 trường Đại học, cơ quan, tổ chức và mạng lưới hợp tác nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở khu vực và trên thế giới.

Cơ sở của Học viện tọa lạc tại số 69 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Học viện Ngoại giao
Học viện Ngoại giao

Giới thiệu chung về học viện ngoại giao

Học viện Ngoại giao hay còn gọi là Học viện Quan hệ Quốc tế, đây là trường đại học đầu tiên và duy nhất của Việt Nam đào tạo cử nhân chuyên ngành ngoại giao. Học viện Ngoại giao được thành lập theo Quyết định Số 82/2008/QĐ – TTg ngày 23 tháng 6 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam trên cơ sở nâng cấp Học viện Quan hệ Quốc tế (tiền thân là Trường Ngoại giao – thành lập năm 1959). Học viện Ngoại giao thực hiện chức năng nghiên cứu chiến lược về quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại; đào tạo đại học, sau đại học và bồi dưỡng cán bộ đối ngoại; nghiên cứu, tham mưu tư vấn chính sách đối ngoại cho Bộ Ngoại giao, Đảng và Nhà nước.

Học phí dự kiến với sinh viên đại học chính quy

– Dự kiến mức học phí chương trình Tiêu chuẩn năm học 2021-2022: 1.900.000
đồng/sinh viên/tháng.
– Dự kiến mức học phí chương trình Chất lượng cao năm học 2021-2022: 3.950.000
đồng/sinh viên/tháng (đối với ngành Quan hệ quốc tế, Luật quốc tế, Kinh tế quốc tế, Kinh
doanh quốc tế và Truyền thông quốc tế); 4.150.000 đồng/sinh viên/tháng (đối với ngành
Ngôn ngữ Anh).
– Mức tăng học phí hàng năm không quá 10% so với năm học trước.

LỆ PHÍ XÉT TUYỂN

– Phương thức tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và
Đào tạo; xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021: Theo quy định
hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
– Các phương thức còn lại: 100.000 đồng/ hồ sơ.

Thí sinh muốn biết thêm thông tin tuyển sinh của Học viện Ngoại giao hoặc thông
tin về các ngành đào tạo, đề nghị liên hệ: Phòng Đào tạo đại học, Học viện Ngoại giao,
Số 69, Phố Chùa Láng, Quận Đống Đa, Hà Nội.
– Hotline: 0943 48 28 40; Email: [email protected]
– Website: https://www.dav.edu.vn
– Fanpage: Tư vấn Tuyển sinh Học viện Ngoại giao

Xem thêm: Học Viện Hàng Không

Học Viện Ngoại giao có những ngành nào?

Học Viện Ngoại Giao có hệ thống đào tạo gồm các bậc: Hệ Đại Học, Cao Đẳng, Sau đại hoc, Hệ Đào tạo ngắn hạn và có các ngành đào tạo bao gồm:

  1. Quan hệ Quốc Tế
  2. Truyền thông Quốc Tế
  3. Kinh tế Quốc tế
  4. Kinh Doanh Quốc Tế
  5. Luật Quốc Tế
  6. Ngôn ngữ Anh
Học Viện Ngoại giao có những ngành nào?
Học Viện Ngoại giao có những ngành nào?

Thông tin tuyển sinh 2021 của Học viện ngoại giao

Đối tượng tuyển sinh

– Tất cả thí sinh tốt nghiệp THPT theo hình thức giáo dục chính quy và có kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào được quy định theo từng phương thức xét tuyển của Học viện Ngoại giao.

– Thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam; hoặc có thời gian học tập ở nước ngoài và ở Việt Nam, tốt nghiệp chương trình THPT ở Việt Nam.

Chỉ tiêu tuyển sinh

STT Tên ngành đào tạo Mã ngành đào tạo Tổ hợp xét tuyển Chỉ tiêu

(dự kiến)

1 Quan hệ quốc tế 7310206 A00, A01, C00, D01, D03 350
2 Truyền thông quốc tế 7320107 A00, A01, C00, D01, D03 300
3 Kinh tế quốc tế 7310106 A00, A01, D01 200
4 Luật quốc tế 7380108 A00, A01, C00, D01 150
5 Ngôn ngữ Anh 7220201 D01 200

Phương thức tuyển sinh

  1. Tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Dự kiến 5% tổng chỉ tiêu của mỗi ngành.
  2. Xét tuyển thẳng theo Đề án tuyển sinh riêng của Học viện: Dự kiến 25% tổng chỉ tiêu của mỗi ngành.
  3. Xét tuyển: Dự kiến 04 phương thức:

– Xét tuyển kết hợp Kết quả học tập THPT và Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.

– Xét tuyển dựa trên Kết quả học tập THPT.

– Xét tuyển dựa trên Kết quả học tập THPT, Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và Phỏng vấn đối với thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam; hoặc có thời gian học tập ở nước ngoài và ở Việt Nam, tốt nghiệp chương trình THPT ở Việt Nam.

– Xét tuyển dựa trên Kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.

Xem thêm: Học viện Nông nghiệp Việt nam

Học viện ngoại giao ra làm gì?

Tùy theo ngành nghề cụ thể bạn lựa chọn mà cơ hội việc làm khi học tại Học viện Ngoại giao sẽ khác nhau. Với những ngành hot như quan hệ quốc tế, kinh tế quốc tế, luật quốc tế, truyền thông quốc tế thì việc xin việc làm sau khi tốt nghiệp không khó. Bởi với xu thế hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp hợp tác, liên doanh quốc tế hay doanh nghiệp quốc tế có trụ sở tại Việt Nam hoặc vốn đầu tư nước ngoài đều có nhu cầu tuyển dụng nhân sự lớn.

Ngoài ứng tuyển vào các vị trí việc làm trong Bộ Ngoại giao, tổ chức phi chính phủ thì bạn cũng có thể làm tại các doanh nghiệp kinh tế tư nhân. Nếu có khả năng, điều kiện tài chính và trình độ chuyên môn cao thì bạn cũng có thể tự mở công ty riêng cho mình. Cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp Học viện Ngoại giao nhìn chung tương đối rộng mở.