Công Nghệ Sinh Học

Công nghệ sinh học là công nghệ sử dụng các hệ thống sinh học, cơ thể sống hoặc các bộ phận của hệ thống này để phát triển hoặc tạo ra các sản phẩm khác nhau.

Sản xuất bia và nướng bánh mì là những ví dụ về các quy trình nằm trong khái niệm công nghệ sinh học (sử dụng nấm men (= cơ thể sống) để tạo ra sản phẩm mong muốn). Các quy trình truyền thống như vậy thường sử dụng các sinh vật sống ở dạng tự nhiên của chúng (hoặc được phát triển thêm bằng cách nhân giống), trong khi hình thức công nghệ sinh học hiện đại hơn nói chung sẽ liên quan đến việc sửa đổi nâng cao hơn hệ thống sinh học hoặc sinh vật.

Công nghệ sinh học ngành học tương lại
Công nghệ sinh học ngành học tương lại

Với sự phát triển của kỹ thuật di truyền trong những năm 1970, nghiên cứu trong công nghệ sinh học (và các lĩnh vực liên quan khác như y học, sinh học, v.v.) phát triển nhanh chóng vì khả năng mới để tạo ra những thay đổi trong vật liệu di truyền của sinh vật (DNA).

Ngày nay, công nghệ sinh học bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau (ví dụ: di truyền học, hóa sinh, sinh học phân tử, v.v.). Các công nghệ và sản phẩm mới được phát triển hàng năm trong các lĩnh vực như. y học (phát triển thuốc và liệu pháp mới), nông nghiệp (phát triển thực vật biến đổi gen, nhiên liệu sinh học, xử lý sinh học) hoặc công nghệ sinh học công nghiệp (sản xuất hóa chất, giấy, dệt may và thực phẩm).

Xem Thêm :

  • Ngành Công nghệ Thông Tin
  • Ngành Công nghệ Môi Trường
  • Công Nghệ Thực Phẩm

Ngành Công nghệ sinh học là gì?

Đây là một câu hỏi được nhiều thí sinh và phụ huynh đặt ra khi tìm hiểu về ngành Công nghệ sinh học. Về bản chất Công nghệ sinh học là ứng dụng các kiến thức sinh học, quy trình công nghệ và thiết bị để tạo ra các sản phẩm thương mại có giá trị cao ở quy mô công nghiệp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm giá thành.

Công nghệ sinh học là “sự tích hợp của khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật nhằm đạt được ứng dụng của các sinh vật, tế bào, các bộ phận của chúng và các chất tương tự phân tử cho các sản phẩm và dịch vụ.”Thuật ngữ công nghệ sinh học được Károly Ereky sử dụng lần đầu tiên vào năm 1919, có nghĩa là sản xuất các sản phẩm từ nguyên liệu thô với sự hỗ trợ của các sinh vật sống.

Công nghệ sinh học là gì
Công nghệ sinh học là gì

Công nghệ sinh học là lĩnh vực đa ngành và liên ngành, gắn kết với nhiều lĩnh vực trong sản xuất và cuộc sống như: chọn tạo giống cây trồng vật nuôi mang các đặc tính mới (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản); chế biến và bảo quản thực phẩm; sản xuất các chế phẩm sinh học sử dụng trong nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật; ứng dụng trong y học và dược phẩm, chẩn đoán bệnh; xử lý ô nhiễm môi trường, rác thải…

Tổ hợp môn xét tuyển ngành Công nghệ sinh học

Các trường đào tạo Công nghệ sinh học hiện nay đều xét tuyển thông qua các tổ hợp môn gồm:

  • A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
  • A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
  • B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)
  • D01 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh)

Tùy theo thế mạnh của từng thí sinh để lựa chọn tổ hợp môn phù hợp đăng ký xét tuyển nhằm tăng cơ hội trúng tuyển vào trường nhất.

Mẫu bằng tốt nghiệp đại học công nghệ sinh học
Mẫu bằng tốt nghiệp đại học công nghệ sinh học

Công nghệ sinh học tốt nghiệp ra trường làm gì?

Giảng viên tại các trường Cao đẳng, Đại học

Sau khi tốt nghiệp công nghệ sinh học , với những bạn trẻ có niềm đam mê với môi trường sư phạm có thể trở thành giảng viên đào tạo ngành Công nghệ sinh học ở các trường Đại học, Cao đẳng, và Trung học Chuyên nghiệp. Là giảng viên bạn sẽ luôn có cơ hội được làm việc với những nhóm nghiên cứu mạnh trong trường, được thường xuyên bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ trong nước và nước ngoài.

Nghiên cứu viên tại các Trung tâm và Viện nghiên cứu
Nghiên cứu viên tại các Trung tâm và Viện nghiên cứu

Một số đơn vị nghiên cứu uy tín trong lĩnh vực Công nghệ sinh học có thể kể đến là: Viện Sinh học Nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Viện Công nghệ sinh học và Viện Nghiên cứu hệ gen, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Di truyền nông nghiệp, Viện Bảo vệ thực vật, Viện Công nghiệp Thực phẩm, Viện Nghiên cứu Ngô…

 

Nhân viên Phát triển sản phẩm tại phòng R&D của các công ty

Trong những năm gần đây, hoạt động R&D (nghiên cứu và phát triển sản phẩm) đã và đang được đầu tư mạnh mẽ cả trong khối các doanh nghiệp Nhà nước và các công ty tư nhân. Việc tìm kiếm các nguồn nguyên liệu mới, phát triển các dòng sản phẩm mới đang được các công ty giao phó cho phòng R&D và trực tiếp triển khai là các nhân viên Phát triển sản phẩm.

Kỹ thuật viên xét nghiệm – Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm

Nơi làm việc sẽ là Labo xét nghiệm tại các Bệnh viện, Trung tâm Y tế dự phòng các tuyến từ Trung ương tới huyện, các Bệnh viện và phòng khám tư nhân…

Các kỹ thuật viên phòng thí nghiệm chủ yếu làm việc tại các phòng thí nghiệm phân tích, phòng kiểm nghiệm, phòng KCS, phòng QC của các trung tâm kiểm nghiệm, công ty sản xuất dược và thực phẩm chức năng, công ty sản xuất sản phẩm công nghệ sinh học, các trung tâm xét nghiệm ADN huyết thống tư nhân…

Giáo viên dạy môn Sinh học

Nhiều bạn sinh viên sau khi ra trường đã lựa chọn về địa phương làm giáo viên dạy môn Sinh học tại các trường phổ thông và Trung tâm Giáo dục thường xuyên. Đây là lựa chọn hợp lý với các bạn muốn có một môi trường làm việc sư phạm nhưng không yêu cầu nhiều về nghiên cứu khoa học chuyên sâu.

Chuyên viên quản lý Khoa học và Công nghệ

Trở thành chuyên viên quản lý Khoa học và Công nghệ là một lựa chọn đối với các Kỹ sư, Cử nhân Công nghệ sinh học. Do đặc thù của cơ quan quản lý khoa học nên mỗi Bộ, cơ quan ngang Bộ và trực thuộc Bộ sẽ có những tiêu chí riêng về trình độ và bằng cấp đào tạo. Ngoài yêu cầu về chuyên môn thì các chuyên viên quản lý cần được bồi dưỡng thường xuyên về kỹ năng liên quan đến quản lý nhà nước như quản trị dự án, quản trị thông tin…

Kinh doanh hóa chất và thiết bị vật tư Công nghệ sinh học

Trong xu hướng phát triển những năm gần đây, các công ty nhập khẩu và phân phối hóa chất, thiế bị khoa học công nghệ đã tập trung nhiều vào mảng R&D và dịch vụ sau bán hàng. Vì vậy, họ rất cần những nhân viên bán hàng có sự am hiểu sâu sắc về công nghệ của thiết bị cung cấp và những chuyên gia kỹ thuật có khả năng đảm nhận tốt các dịch vụ chăm sóc kỹ thuật sau bán hàng.

Danh sách các trường đại học đào tạo Ngành Công Nghệ Sinh Học tại Việt Nam

Được dự đoán là ngành học của tương lai, ngành Công nghệ sinh học đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ mỗi mùa tuyển sinh. “Trường đào tạo ngành Công nghệ sinh học nào tốt nhất hiện nay?” là câu hỏi được hầu hết thí sinh đặt ra khi tìm hiểu về ngành Công nghệ sinh học. Nội dung bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho các bạn thí sinh các trường đào tạo ngành Công nghệ sinh học tốt nhất khu vực Tây Nguyên hiện nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu, trả lời và định hướng tương lai các bạn nhé.

Xem Thêm :

1. Đại học Khoa Học Tự Nhiên – ĐHQG HN

Hiện tại, trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên – Đại học Quốc Gia Hà Nội chưa có khoa Công nghệ sinh học mà chỉ có ngành Công nghệ sinh học thuộc khoa Sinh học.
Trường có đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm. Hằng năm, khoa Sinh học của trường cung cấp cho đất nước gần 100 cử nhân ngành Công nghệ sinh học chính quy. Nhiều sinh viên của trường đã và đang là những nhà khoa học đầu ngành, những nhà lãnh đạo tại các viện nghiên cứu, các trường đại học, các trung tâm khoa học trong và ngoài nước.

2. Đại học Khoa Học Tự Nhiên – ĐHQG TP.HCM

Giống như trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên Hà Nội, trường đại học Khoa học Tự nhiên TP. HCM cũng chưa có khoa riêng, mà Công nghệ sinh học là một ngành thuộc khoa Sinh học.Ngành CN sinh học gồm 4 chuyên ngành: Công nghệ sinh học cho Y dược, Nông nghiệp, Công nghiệp, Phân tử và Môi trường. Sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức cơ bản và nghiên cứu ứng dụng của ngành trong các lĩnh vực. Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị những kiến thức cơ bản và chuyên sâu để có thể vận dụng vào thực tiễn.
Nhờ những kiến thức cơ bản vững vàng, các cử nhân tốt nghiệp ngành có khả năng tiếp nhận nhanh chóng các quy trình công nghệ hiện đại từ các quốc gia trên thế giới.

3. Đại học Bách Khoa Hà Nội

Bộ môn Công nghệ sinh học trường đại học Bách khoa Hà Nội được thành lập năm 2003 trên cơ sở tách ra từ bộ môn Vi sinh và kỹ thuật di truyền. Bộ môn tham gia đào tạo các kỹ sư, thạc sĩ và tiến sĩ thuộc chuyên ngành CN sinh học và CN thực phẩm.
Việc đào tạo sau đại học sẽ gắn chặt với nghiên cứu. Sinh viên sau ra trường sẽ có cơ hội ở lại trường làm việc trong viện nghiên cứu hoặc tiếp tục học lên cao học.

Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Đại Học Bách Khoa Hà Nội

4. Đại học Bách Khoa TP.HCM

Bộ môn Công nghệ sinh học là bộ môn trẻ nhất trong khoa Kỹ thuật Hóa học của trường đại học Bách khoa TP. HCM. Bộ môn ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo cán bộ công tác trong ngành tại Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh phía Nam.
Đại học Bách khoa TP. HCM là nơi đào tạo đội ngũ kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ về vi sinh, công nghiệp công nghệ tế bào, tạo ra những sản phẩm công nghệ sinh học phục vụ cho y học, thực phẩm, xử lý ô nhiễm môi trường.
Kỹ sư tốt nghiệp ngành Công nghệ sinh học đại học Bách khoa TP. HCM là đối tượng tuyển dụng hàng đầu của các công ty sản xuất, kinh doanh các sản phẩm sinh học, các công ty dược và các viện nghiên cứu.

5. Đại học Nông Lâm TP.HCM

Đây chính là cơ sở để đào tạo những kỹ sư Công nghệ sinh học trình độ cao đáp ứng nhu cầu nhân lực của đất nước.
Sau 16 năm xây dựng và phát triển không ngừng, tới nay, bộ môn có hai chuyên ngành đào tạo, một chương trình liên kết quốc tế, đào tạo trình độ thạc sĩ và hoàn thiện chương trình đào tạo tiến sĩ.

6. Đại học Cần Thơ

Trường đại học Cần Thơ chịu trách nhiệm đào tạo cử nhân công nghệ sinh học theo chương trình tiên tiến tập trung vào vấn đề an toàn thực phẩm và ô nhiễm môi trường ở Đồng bằng sông Cửu
Ngày nay, rất nhiều cựu sinh viên ngành Công nghệ sinh học của trường đang là những kỹ sư nghiên cứu, nhà khoa học trong các công ty, phòng thí nghiệm, là giảng viên trong các trường đại học trong và ngoài nước. Nhờ có họ mà Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung có được một nền nông nghiệp hiện đại tiên tiến.

Trường Đại Học Cần Thơ
Trường Đại Học Cần Thơ

7. Đại học Nông nghiệp Việt Nam

Trường đạo tạo đội ngũ kỹ sư và nghiên cứu nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực này.

8. Đại học Mở TP.HCM

Ngành công nghệ sinh học là một bộ môn nằm trong khoa đào tạo các cử nhân có năng lực chuyên môn, tư duy sáng tạo để giải quyết các vấn đề thực tiễn của ngành học, ứng dụng công nghệ sinh học trong y – dược, nông nghiệp, môi trường, công nghệ thực phẩm để có thể đáp ứng yêu cầu của các loại hình doanh nghiệp và tổ chức khác nhau.
Đại học Mở TP.HCM một trong những trường đi đầu trong phong trào nghiên cứu khoa học của đại học Mở TP. HCM, hàng năm, khoa đều có đề tài dự thi và đạt các giải cao trong các cuộc thi sinh viên, nghiên cứu khoa học cấp bộ như Eureka, Sony xanh,…

Danh sách tham khảo thêm :

Trường đại học

Tên trường

Tên ngành

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TPHCM – Sinh học (Tài nguyên Môi trường, SH thực vật, SH động vật, Vi sinh sinh hóa)
– Công nghệ Sinh học (Sinh học y dược, CNSH nông nghiệp, CNSH Môi trường, CNSH công nghiệp, Sinh tin học)
Trường Đại học Quốc tế – ĐH Quốc gia TP.HCM – Công nghệ sinh học
Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM – Công nghệ sinh học
Trường Đại học Tôn Đức Thắng – Công nghệ sinh học
Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM – Công nghệ sinh học

– Công nghệ Sinh học môi trường

Trường Đại học Mở TP.HCM – Công nghệ sinh học
Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng – Công nghệ sinh học và môi trường
Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ TP.HCM – Công nghệ sinh học
Trường Đại học Văn Lang – Công nghệ sinh học
Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế – Sinh học
– Công nghệ sinh học
Trường Đại học Bách Khoa – ĐH Đà Nẵng – Công nghệ sinh học
Trường Đại học Đà Lạt – Sinh học
– Công nghệ sinh học
Trường Đại học Tây Nguyên – Sinh học
Trường Đại học Yersin Đà Lạt – Công nghệ Sinh học (gồm các chuyên ngành Công nghệ Sinh học thực vật; Công nghệ vi sinh vật)
Trường Đại học An Giang – Công nghệ sinh học
Trường Đại học Cần Thơ – Sinh học

– Vi sinh vật học
– Công nghệ sinh học

Trường Đại học Bình Dương – Công nghệ sinh học
Trường Đại học Dân lập Cửu Long – Công nghệ sinh học
Trường Đại học Dân lập Lạc Hồng – Công nghệ Sinh học

Trường cao đẳng

Tên trường

Tên ngành

Trường Cao đẳng Nguyễn Tất Thành – Công nghệ sinh học
Trường Cao đẳng Kinh tế – Công nghệ TP.HCM – Công nghệ sinh học
Trường Cao đẳng Lương thực Thực phẩm – Công nghệ sinh học
Trường Cao đẳng Tư thục Đức Trí – Công nghệ sinh học